Xử trí tình trạng ngạt tắc mũi (nghẹt mũi)
Xử trí tình trạng ngạt tắc mũi (nghẹt mũi)
Ngạt mũi có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên
Ngạt mũi có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên

Xử trí tình trạng ngạt tắc mũi (nghẹt mũi)

Ngạt tắc mũi có thể xuất hiện thoáng qua rồi tự khỏi hoặc tồn tại dai dẳng, ngày càng tăng bắt buộc người bệnh phải đi khám. Vậy ngạt tắc mũi khi nào cần điều trị và có nguy hiểm hay không? Các xử trí thế nào? Hãy tham khảo ngay ài viết sau đây.

Ngạt tắc mũi là một triệu chứng Tai Mũi Họng thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa, nhất là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh. 

Ngạt tắc mũi là hiện tượng không khí không đi qua hốc mũi một phần (ngạt không hoàn toàn) hay hoàn toàn (tắc). Tuỳ theo tình trạng từng bệnh mà xuất hiện ngạt tắc ở một bên hoặc hai bên. Khi bị ngạt tắc mũi người bệnh thường thở bằng miệng, ngủ ngáy...

Nguyên nhân gây ngạt mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ngạt tắc mũi:

  • Nghẹt mũi có thể xảy ra khi bị nhiễm virut. Cảm cúm do virut là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi. Ngoài nghẹt mũi, cảm cúm còn có thể gây hắt hơi, đau họng và ho.
  • Ngạt mũi trong viêm mũi dị ứng thường là nghẹt cả 2 bên. Dịch mũi đa phần là dịch lỏng, màu trắng nhạt. 
  • Ở trẻ sơ sinh (ngạt mũi bẩm sinh, viêm mũi đặc hiệu sau đẻ, viêm mũi thông thường, viêm V.A quá phát…)
  • Ở trẻ em hay gặp do viêm V.A mạn tính, dị vật mũi (bị ngạt mũi một bên, mủ thối), viêm mũi xoang, polyp mũi, u xơ vòm mũi họng…
  • Ở người lớn: viêm mũi xoang, polyp mũi, viêm mũi do thuốc (sử dụng thuốc co mạch tùy tiện), chấn thương mũi xoang, chấn thương hàm mặt, các khối u lành, ác tính của mũi xoang.

Khi ngạt mũi kèm những triệu chứng sau, người bệnh cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt: 

  • Ngạt tắc mũi một bên kèm theo chảy nước mũi mủ thối ở trẻ em, thường là dị vật mũi.
  • Dấu hiệu ngạt tắc mũi xuất hiện một bên, ở người trên 40 tuổi, kèm theo chảy mũi lẫn dịch lờ lờ máu cá, ù tai, đau đầu và nổi hạch cổ ở một bên cùng với bên ngạt tắc mũi sẽ phải khám để loại trừ ung thư vòm càng sớm càng tốt.
  • Ngạt tắc mũi kèm theo chảy dịch mùi thối ở một bên cũng nên nghĩ đến những bệnh lý khối u vùng mũi xoang như ung thư sàng hàm, u nhày trán sàng, u thần kinh khứu giác…

Ngạt mũi có cần điều trị không? 

Nghẹt mũi có thể gây khó chịu từ mức độ nhẹ tới nặng và phần nào đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tùy từng nguyên nhân sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau.

Khi bị nghẹt mũi, cần xác định rõ nguyên nhân, nên đến bác sĩ Tai Mũi Họng để được khám và xác định bệnh, tránh để bệnh kéo dài. Một số loại thuốc có thể được chỉ định (những thuốc này đều cần có chỉ định của bác sĩ):

  • Thuốc dị ứng: Trong một số trường hợp, ngạt mũi là do một phản ứng dị ứng. Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn có chứa thuốc dị ứng để giảm tình trạng nghẹt mũi. 
  • Thuốc chống sung huyết: Thuốc làm cho các mạch máu nhỏ ở mũi co lại làm giảm sung huyết trong niêm mạc mũi và làm giảm sự nghẹt mũi. Nếu người bệnh bị huyết áp cao cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi.

Không dùng thuốc kéo dài vì dễ có tác dụng ngược, làm mũi bị ngạt nhiều hơn (tình trạng viêm mũi do thuốc). Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. 

Điều trị và xử trí ngạt mũi tại nhà

Có rất nhiều phương pháp điều trị cho ngạt mũi từ các biện pháp tại nhà đến dùng thuốc, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng: 

  • Hơi nước nóng có thể giúp giảm nghẹt mũi. Vì vậy, tắm nước nóng với vòi hoa sen, xông hơi mũi... có thể giúp dịch nhầy lỏng hơn và thoát ra dễ dàng, cải thiện hô hấp.
  • Xịt nước muối có thể giúp giảm viêm mũi và giảm nghẹt thở. Cách này cũng giúp xả sạch dịch nhầy khỏi mũi xoang, làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Lưu ý dung dịch xịt rửa phải đảm bảo vô khuẩn, ấm, tránh gây nhiễm khuẩn cho mũi, xoang.
  • Chườm nóng với một cái khăn ẩm. Chỉ cần lưu ý là khăn ẩm không quá nóng khiến bỏng da. Việc chườm nóng có thể làm giảm nghẽn xoang và cảm giác nặng ở mũi và mặt.
  • Dùng tinh dầu khuynh diệp: Hít tinh dầu có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi và làm cho thở dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi và hít hơi nước.
Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare