10 câu hỏi liên quan tới đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan xuống chân (Ảnh minh họa pixabay.com)

10 câu hỏi liên quan tới đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau dữ dội và nghiêm trọng. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng có thể gây tê yếu các chi dẫn đến hạn chế vận động, thậm chí là bại liệt.

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc, người lười vận động, nam giới độ tuổi từ 30 - 60. Việc điều trị lại rất mất thời gian và tốn kém chi phí, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Những bệnh nhân mắc đau thần kinh tọa hoặc đang có dấu hiệu mắc bệnh có thể tham khảo bài viết dưới đây để có quyết định đi khám với bác sĩ Cột sống đúng lúc.

1. Đau dây thần kinh toạ là gì?

Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa).

Đau dây thần kinh tọa là triệu chứng của các bệnh về dây thần kinh chứ không phải là một bệnh tách biệt. Phát hiện, điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng khỏi và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

2. Đâu là nguyên nhân đau dây thần kinh tọa?

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Do vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ như:

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).
  • Viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc, bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ… trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng do đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống.
  • Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau.

3. Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa là gì?

Đa số đau dây thần kinh tọa khởi phát từ từ. Các bệnh nhân hầu hết đã có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Đau là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tăng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Triệu chứng điển hình của bệnh thường là:

Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Đau tăng về đêm, tăng khi trời lạnh giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau.

Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có trường hợp đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.

5. Đau dây thần kinh tọa nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhân đau dây thần kinh tọa nhanh chóng hồi phục. Theo đó, các chất mà người đau dây thần kinh tọa nên bổ sung cho cơ thể là:

Vitamin B6: có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm đau thần kinh tọa và chữa lành tổn thương dây thần kinh. Thực phẩm có nhiều vitamin B6 người bệnh nên ăn như: đậu nành, hạt óc chó, rau bina, hạt hướng dương, thịt gia cầm, chuối…

Vitamin B9: tác dụng trong tái tạo máu, tái tạo tế bào, tổng hợp DNA có vai trò trong sự phát triển của các dây thần kinh, giúp giảm đau dây thần kinh tọa. Thực phẩm có hàm lượng vitamin B9 cao như: đậu Hà Lan, măng tây, bông cải xanh, củ cải xanh, nấm, trái cây (bơ, cam)..

Vitamin B12: phục hồi chức năng, cải thiện hệ thần kinh giúp giảm viêm, giảm đau dây thần kinh. Vitamin B12 có nhiều trong: thịt bò, thịt cừu, cá hồi, hải sản, trứng, pho mát…

Vitamin C: nâng cao sức để kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch, tác động tốt tới hệ thần kinh, chữa lành các tổn thương dây thần kinh. Trái cây họ cam, quýt, dứa, dưa, cà chua, bắp cải,… là những thực phẩm có nhiều vitamin C.

Ngoài việc bổ sung những hàm lượng chất dinh dưỡng nói trên, bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không nên ăn thức ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ hay sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, cà phê…

6. Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì?

Với những người bệnh mắc đau dây thần kinh tọa thường được bác sĩ chỉ định uống thuốc chống viêm không steroid, các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay thuốc tiêm ngoài màng cứng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trị bệnh chỉ là trong thời gian đầu hơn nữa dùng thuốc quá nhiều, thường xuyên và liên tục cũng gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng xóa tan cơn đau tạm thời, khi ngưng sử dụng các cơn đau lại tát phát. Không chỉ vậy, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài, người bệnh sẽ đối mặt với nhiều vấn đề ở dạ dày, gan và thận. Vì thế, muốn bệnh nhanh khỏi người bệnh nên lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu.

7. Chữa đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc như thế nào?

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình điều trị thích hợp.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có cơ hội tiếp xúc với một phương pháp chữa bệnh mới không cần dùng tới thuốc. Đó là phương pháp trị liệu cột sống kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu và các thiết bị máy móc tối tân nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Hiện phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa bằng trị liệt thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu, đang được áp dụng thành công tại Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC).

Phòng khám ACC chữa đau thần kinh tọa
Bác sĩ phòng khám ACC thực hiện vật lý trị liệu cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa (Nguồn ảnh ACC)

Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac, máy phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV… Chỉ trong thời gian ngắn điều trị, bệnh nhân có thể nhận thấy sự thay đổi sức khỏe tích cực.

Với tỷ lệ thành công đến 95%, Phòng Khám ACC tự hào mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tốt nhất, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sinh lực, không còn lo sợ các cơn đau thần kinh tọa.

8. Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa bằng cách nào?

Bệnh đau dây thần kinh tọa hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách:

Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học: cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dày và mềm.

Tư thế: bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.

Tập thể dục: thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ cạnh cột sống và cơ bụng. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như: golf, bóng chuyền, vác balô nặng...

Nghỉ ngơi: Bệnh nhân khi đau dây thần kinh tọa phải nghỉ ngơi tuyệt đối, phải nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế dựa. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người...

9. Biến chứng của đau dây thần kinh tọa là gì?

Khi bị đau dây thần kinh tọa, nếu không được chữa trị nghiêm túc sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức lao động, lâu dần sẽ bị teo cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện không tự chủ và có thể gây tàn phế (liệt). Nếu phát hiện và điều trị sớm khi chưa bị biến chứng thì bệnh sẽ bình phục hoàn toàn.

10. Khám chữa đau dây thần kinh tọa ở đâu?

Khi gặp các biểu hiện, triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám ở bệnh viện tuyến huyện hoặc đến bệnh viện tuyến tỉnh thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng hơn người bệnh cần lên các bệnh viện tuyến trung ương để thăm khám và trị bệnh.

Với người bệnh đau thần kinh tọa không muốn dùng thuốc hay phẫu thuật nên sử dụng phương pháp vật lý trị liệu. Hầu hết các bệnh viện, phòng khám đều có chuyên khoa chữa bệnh xương khớp bằng vật lý trị liệu, tuy nhiên trang thiết bị còn hạn chế chứa đáp ứng được yêu cầu của người bệnh.

Hiện Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC), điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp (thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa đốt cột sống cổ, đau đầu gối, đau lưng...) bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
ĐẶT KHÁM