9 câu hỏi thường gặp về rối loạn tiền đình

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 31/07/2017, Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Rối loạn tiền đình là bệnh lý Thần kinh thường gặp hiện nay. Rất nhiều vấn đề về rối loạn tiền đình bệnh nhân cần được giải đáp. BookingCare xin tổng hợp trong bài viết sau đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Rối loạn tiền đình
Chụp cộng hưởng từ giúp xác định nguyên nhân gây rối loạn tiền đình - Ảnh: pixabay.com

Khi người bệnh mắc rối loạn tiền đình nếu không kịp thời phát hiện, đi khám và điều trị Thần kinh sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, công việc cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… gây khó chịu.

Bệnh rất hay tái phát, đặc biệt những người có bệnh lý đi kèm như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp có thể gây đột quỵ dẫn đến tử vong.

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng bệnh gặp phổ biến ở người trưởng thành, nhất là người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên.

2. Tại sao bị rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình xuất hiện do nhiều nguyên nhân như mắc các bệnh lý về Tai mũi họng, thiếu máu não, nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não, bệnh huyết áp.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cũng làm xuất hiện hội chứng rối loạn tiền đình như: làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, nhiễm độc thức ăn, thời tiết chuyển mùa, ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền, lười vận động, căng thẳng thần kinh quá mức, sử dụng rượu bia quá mức.

Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần thăm khám với các bác sĩ Thần kinh và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như: điện não đồ, chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính CT Scan, chụp cộng hưởng từ (MRI).

3. Biểu hiện của rối loạn tiền đình

Một số triệu chứng dễ nhận biết nhất của người mắc rối loạn tiền đình là: chóng mặt, nôn ói, choáng váng, xây xẩm mặt mày, chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình có 2 loại: Rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên: 

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên (liên quan tới chuyên khoa Tai mũi họng): chóng mặt khi thay đổi tư thế, trường hợp nặng bệnh năng không đi đứng được, nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, khó tập trung…
  • Rối loạn tiền đình trung ương (liên quan tới chuyên khoa Thần kinh): người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, kèm nôn ói.

Xem thêm bài viết:

4. Điều trị rối loạn tiền đình như thế nào

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp:

  • Dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh
  • Luyện tập nhẹ nhàng, thường xuyên với đốt sống cổ nhằm làm lưu thống khí huyết, nên đi bộ mỗi ngày, tránh ngồi hay làm việc tại một vị trí quá lâu...
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Thực hiện phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả

5. Phòng tránh rối loại tiền đình bằng cách nào?

Để phòng tránh hội chứng rối loạn tiền đình, mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách:

  • Tập thể dục thể thao.
  • Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.
  • Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.
  • Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày.
  • Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn.
  • Cần giảm căng thẳng, lo âu.

6. Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Người mắc rối loạn tiền đình muốn bệnh nhanh khỏi hơn ngoài dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng:

Nên:

  • Ăn nhạt, uống nhiều nước.
  • Ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin: rau xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, trứng, ngũ cốc…

Không nên:

  • Ăn thực phẩm có hàm lượng đường, muối cao, bánh ngọt, kẹo, dưa muối...
  • Đồ ăn chứa hàm lượng cholesterol cao: nội tạng động vật, phô mai…
  • Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích.
Phòng tránh rối loạn tiền đình
Người mắc rối loạn tiền đình nên ăn ngũ cốc - Ảnh: Pixabay 

7. Rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không? 

Hiện chưa có một nghiên cứu nào cho thấy rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi mẹ bầu mắc rối loạn tiền đình sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng, chóng mặt… gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Vì thế, với những phụ nữ có tiền sử rối loạn tiền đình khi mang thai không nên làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress, nghỉ ngơi nhiều, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể thao nhẹ nhàng...

8. Khám rối loạn tiền đình ở đâu Hà Nội?

Khi xuất hiện những triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, choáng váng... Người bệnh cần nhanh chóng đi khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp.

Nếu nghi ngờ mắc rối loạn tiền đình, người bệnh trước hết nên chọn đi khám tại chuyên khoa Nội tổng hợp hoặc Nội Thần kinh. Trường hợp mắc bệnh do các bệnh lý về tai (viêm tai giữa, viêm tai xương chũm...) các bác sĩ sẽ tư vấn khám và điều trị với chuyên khoa Tai mũi họng.

Chuyên khoa Nội Thần kinh 

Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Điện thoại: 024.62784146

Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3869 3731

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

  • Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3775 7099

Chuyên khoa Tai mũi họng

Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 868 6050

Bệnh viện Đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: Số 1E, Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 024 62 628 628

Phòng khám Đa khoa Vietlife

  • Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 942 5666 – 0243 942 3666

9. Bác sĩ khám rối loạn tiền đình giỏi Hà Nội

Tại Hà Nội, người bệnh có thể liên hệ khám bệnh với các giáo sư, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh và Tai mũi họng với nhiều năm kinh nghiệm trong khám, điều trị rối loạn tiền đình như:

Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Liệu

  • Phó trưởng khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai
  • Chuyên gia đầu ngành về Thần kinh
  • Chuyên khám và điều trị các bệnh: rối loạn tiền đình, đau thần kinh do zona, đau nhức đầu, mất ngủ kéo dài, suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh vùng mặt, cổ, hầu họng, bệnh Parkinson, run tay, run chân, liệt chân, liệt nửa người, bệnh động kinh…

Giáo sư Hoàng Văn Thuận

  • Chuyên gia đầu ngành về Thần kinh Quân đội
  • Nguyên trưởng khoa Thần kinh – Bệnh viện 108
  • Nguyên Phó chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng

  • Bác sĩ tại phòng Khám bệnh số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên trưởng khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương 
  • Chuyên khám và điều trị các bệnh: đau nhức đầu, mất ngủ kéo dài, suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh vùng mặt, động kinh, run tay chân, liệt người, liệt nửa người...

Bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài An

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành Tai Mũi Họng
  • Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Tai Mũi Họng
  • Bác sĩ đã từng tu nghiệp Cộng hòa Pháp về Tai Mũi Họng
  • Trên 25 công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Lý

  • Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Giảng viên sau đại học chuyên ngành Tai Mũi Họng - Học viện Quân Y

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Sơn

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng
  • Chủ tịch hội Tai mũi họng Hà Nội và các tỉnh phía bắc
  • Nguyên trưởng khoa Tai mũi họng Nhi - Bệnh viện Tai mũi họngTrung ương
  • Nguyên giảng viên cao cấp đại học Y Hà Nội

Với những nội dung trên hi vọng người bệnh mắc hội chứng rối loạn tiền đình sẽ hiểu rõ vấn đề của mình từ đó lựa chọn được bệnh viện, bác sĩ khám bệnh phù hợp.

Xem thêm bài viết:

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa rối loạn tiền đình. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ tư vấn, khám chữa từ xa về Rối loạn tiền đình thông qua cuộc gọi Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/phong-va-dieu-tri-roi-loan-tien-dinh-n94977.html
2. http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/biet-de-khoe/20170420/dieu-tri-roi-loan-tien-dinh/1301367.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/