Rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương
Rối loạn tiền đình gồm 2 dạng: Rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Vậy hai dạng rối loạn tiền đình có gì giống và khác nhau, làm thế nào để phân biệt, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Cách tốt nhất để điều trị bệnh dứt điểm là đi khám sớm với các bác sĩ Thần kinh uy tín càng sớm càng tốt.
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai (hai bên),là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Rối loạn tiền đình biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Bệnh gặp phổ biến nhất là những người cao tuổi (trên 65 tuổi).
Có hai loại rối loạn tiền đình: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.
Rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên) hoặc của dây thần kinh số 8.
Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên
Chóng mặt là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình ngoại biên. Chóng mặt xuất hiện khi thay đổi tư thế.
Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.
Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được.
Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng,...
Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do rượu, do dùng các thuốc gây tổn thương tiền đình như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…

Rối loạn tiền đình trung ương
Là do tổn thương não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.
Triệu chứng rối loạn tiền đình trung ương
Khi mắc bệnh, người bệnh thường đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế hay bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi, vì thế ít bệnh nhân để ý điều trị bệnh.
Thời gian sau, những người bị rối loạn tiền đình sẽ thấy mọi vật xung quanh nhưng sẽ có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng.
Nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, thậm chí nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.
Để biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định: điện não đồ, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT Scanner.

Điều trị rối loạn tiền đình
Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Nếu bị viêm tai giữa thì tùy theo mức độ mà điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật, còn các cơn chóng mặt theo tư thế thì dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc luyện tập tiền đình để cơ thể quen dần với các tư thế, tránh bị choáng váng, chóng mặt.
Phòng tránh rối loạn tiền đình
Nên:
- Luyện tập đều đặn nhất là những động tác với đầu và cổ.
- Uống 2 lít nước/ngày.
- Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý.
Không nên:
- Làm việc hay ngồi quá lâu tại một vị trí: trước máy vi tính, ti vi,..
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê.
- Tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích.
- Căng thẳng, lo âu.
Địa chỉ khám và điều trị rối loạn tiền đình
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như: mờ mắt, choáng váng, giảm thính giác, tay chân run, tê dại các đầu ngón chân tay, đau ngực hoặc nhịp tim,… người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ tư vấn và điều trị.
Đó có thể là dấu hiệu trên có thể cảnh báo về các bệnh nặng như: rối loạn tiền đình, u não, tai biến mạch máu não… nên tuyệt đối không được chủ quan.
Tại Hà Nội, người bệnh có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình và các bệnh liên quan tới thần kinh có thể đến thăm khám, điều trị tại các địa chỉ như:
Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Điện thoại: 024 6278 4146
Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
- Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
- Điện thoại: 024 3775 7099
Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại: 024 3869 3731
Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trí Đức
- Địa chỉ: 219 Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Điện thoại: 024 3942 9485.
Ngoài ra, bệnh nhân ở xa Hà Nội có thể đặt lịch khám và tư vấn qua Video với các bác sĩ Thần kinh giỏi từ xa để tiết kiệm thời gian đi lại.
Xem thêm bài viết:
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
7 Bệnh viện, Phòng khám Rối loạn tiền đình tốt tại TP.HCM
6 bác sĩ khám chữa rối loạn tiền đình tốt ở TP.HCM
8 bác sĩ khám chữa bệnh rối loạn tiền đình giỏi ở Hà Nội
7 địa chỉ khám chữa Rối loạn tiền đình uy tín ở Hà Nội
5 bác sĩ Thần kinh khám chữa rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu tốt
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi