Áp xe là một túi chứa đầy dịch mủ và có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ổ áp xe thường gây đau đớn và khó chịu hay thậm chí là mệt mỏi, sốt,... Một số áp xe ở vị trí nhạy cảm (mông, bẹn, âm đạo,...) lại càng gây bất tiện, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hãy cùng đi sâu tìm hiểu những thông tin về tình trạng áp xe trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Hầu hết các ổ áp xe hình thành là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở. Khi vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và tấn công vào các mô lành, hệ thống miễn dịch sẽ gửi các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống nhiễm trùng đến khu vực bị tổn thương.
Các tế bào bạch cầu sẽ bắt đầu tấn công vi khuẩn, dọn dẹp các mô bị hoại tử. Khi ấy, một hỗn hợp lỏng hoặc bán lỏng của vi khuẩn, các mô chết và tế bào bạch cầu (cả tế bào sống và chết) được tạo ra. Để khu trú và ngăn chặn tổn thương lây lan, cơ thể tạo ra một vách ngăn bao bọc xung quanh như “một chiếc túi” để chứa dịch mủ này - đó chính là ổ áp xe.
Nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra áp xe, nhưng thường gặp nhất là tụ cầu khuẩn.
Các yếu tố dẫn đến hình thành áp xe bao gồm:
Ổ áp xe có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như da và dưới da, trong miệng hoặc ở các cơ quan nội tạng.
Áp xe da
Ổ áp xe phát triển ở da và dưới da là loại áp xe phổ biến nhất và mức độ có thể thay đổi từ nhẹ cho tới nặng. Các loại áp xe da thường gặp bao gồm:
Áp xe trong miệng
Áp xe trong miệng là những ổ áp xe hình thành quanh răng, nướu và cổ họng của người bệnh, bao gồm:
Áp xe bên trong cơ thể
Áp xe bên trong thường ít gặp hơn so với áp xe bên ngoài. Loại áp xe này thường khó chẩn đoán và điều trị hơn.
Điều trị áp xe cần dựa vào kích thước và vị trí áp xe.
Áp xe da nhỏ có thể tự tiêu đi và biến mất mà không cần điều trị. Ổ áp xe da lớn hơn có thể cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh (đường bôi hoặc đường uống) để loại bỏ nhiễm trùng. Một số trường hợp khác có thể cần rạch ổ áp xe để loại bỏ dịch mủ thì mới có thể điều trị dứt điểm.
Với áp xe răng, ngoài sử dụng kháng sinh hay rạch lấy mủ, bệnh nhân có thể cần lấy tủy răng hoặc nhổ bỏ chiếc răng ở vị trí áp xe nếu cần thiết.
Áp xe bên trong cơ thể như ở cơ quan nội tạng sẽ cần dẫn lưu ổ áp xe để loại bỏ dịch mủ ra khỏi cơ thể.
Rất khó để ngăn ngừa áp xe bên trong cơ thể vì chúng thường là biến chứng của các bệnh lý khác.
Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa áp xe da bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ vì hầu hết các trường hợp áp xe da là do vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương nhỏ, lỗ chân lông hoặc tuyến dầu, tuyến mồ hôi bị tắc.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày (đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, súc miệng sau khi ăn uống xong, sử dụng chỉ nha khoa,...) cũng sẽ giúp ngăn ngừa áp xe trong miệng như áp xe răng hay áp xe vùng họng.
Ngoài ra, việc duy trì một sức khỏe tốt sẽ giúp hệ miễn dịch luôn luôn khỏe mạnh để hoạt động tốt và giảm nguy cơ áp xe. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh bằng những cách sau đây:
Để phòng ngừa nguy cơ lây lan vi khuẩn từ ổ áp xe cho những người xung quanh cũng như tránh tình trạng áp xe trầm trọng hơn, người bị áp xe cần lưu ý những điều sau đây:
Tóm lại, tình trạng áp xe thường xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Tình trạng này có thể chữa khỏi hoàn toàn và người bệnh cũng có thể phòng tránh nó bằng các thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về áp xe và giải đáp được phần nào những thắc mắc của độc giả về tình trạng bệnh lý này.