Rau đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường. Các loại rau củ cung cấp chất xơ, chất oxy hóa và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường huyết đồng thời hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rau củ đều phù hợp với người bệnh tiểu đường bởi hàm lượng Calo trong một vài loại rau củ sẽ cao hơn mức cho phép.
Thực phẩm giàu chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Một ngườisẽ cảm thấy no lâu hơn và ít có khả năng bị tăng mức đường huyết đột ngột.
Rau sống có nhiều chất xơ hơn rau nấu chín, xay hoặc chế biến theo cách khác. Chất xơ có thể giúp giảm táo bón, giảm mức cholesterol cao trongmáu và giúp kiểm soát cân nặng.
Các nhà khoa học đã chứng minh lượng đường huyết trong máu cao khiến glucose bị oxy hóa và hình thành các gốc tự do - sản phẩm chứa nhiều phụ gia có thể gây hại cho các mô và sức khỏe của cơ thể.
Thực hiện một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bất kỳ ai và một số chất chống oxy hóa có thể có những lợi ích cụ thể cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bao gồm các:
Một số chuyên gia đã gợi ý rằng những chất chống oxy hóa này, đặc biệt, có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vì lượng đường trong máu cao liên tục có thể làm tổn thương tim và mạch máu.
Ăn thực phẩm giàu nitrat tự nhiên có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tuần hoàn tổng thể. Nitrat là hóa chất tự nhiên xuất hiện trong các loại rau như: củ cải đường, rau xà lách, cần tây,...
Một số nhà sản xuất sử dụng chúng làm chất bảo quản trong thực phẩm. Tốt nhất người dân nên chọn những loại rau có hàm lượng nitrat cao tự nhiên hơn là những loại rau có nitrat do nhà sản xuất thêm vào trong quá trình chế biến.
Gợi ý 10 loại rau củ lành mạnh cho người bệnh tiểu đường
Rau tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chỉ là một phần trong việc quản lý lối sống với bệnh tiểu đường. Bạn có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kế hoạch bữa ăn dành riêng cho người bệnh tiểu đường, đảm bảo rằng được bổ sung, tiêu thụ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần theo tỷ lệ phù hợp.