Cảnh báo dấu hiệu thiếu vitamin mà bạn nên biết
Cảnh báo dấu hiệu thiếu vitamin mà bạn nên biết
Các dấu hiệu thiếu vitamin.
Cơ thể thiếu vitamin gây nhiều rối loạn liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ - Ảnh: BookingCare

Cảnh báo dấu hiệu thiếu vitamin mà bạn nên biết

Sản phẩm của: BookingCare
Cố vấn y khoa:
Xuất bản: 26/04/2024 | Cập nhật lần cuối: 26/04/2024
Các dấu hiệu thiếu vitamin thường được biểu hiện không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý thông thường. Nếu không có đủ kiến thức, phát hiện sớm các dấu hiệu này sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp duy trì sức khỏe và điều hành chức năng các cơ quan. Khi cơ thể thiếu vitamin, đồng nghĩa, các hoạt động sẽ bị “đình chỉ” và gây nhiều rối loạn liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu thiếu vitamin trong bài viết dưới đây. 

Dấu hiệu thiếu vitamin 

Dựa vào đặc tính, vitamin được phân thành 2 loại khác nhau, gồm: Vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và vitamin tan trong nước (vitamin C và vitamin nhóm B). Với mỗi loại sẽ có vai trò và dấu hiệu thiếu vitamin riêng. 

Dấu hiệu thiếu vitamin tan trong dầu

Vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) là những loại vitamin được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng chất béo. Điều này đồng nghĩa, nếu trong chế độ ăn không có chất béo, thì không có khả năng hấp thụ các loại vitamin này và ngược lại.

Về dấu hiệu thiếu vitamin sẽ bao gồm các biểu hiện sau: 

  • Thiếu vitamin A:
    • Người thiếu vitamin A sẽ gặp phải các dấu hiệu sau: Mù lòa, khô mắt, gặp các vấn đề về da, mệt mỏi, mất ngủ, giảm chức năng miễn dịch,...
    • Để khắc phục tình trạng này, cần tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin A vào chế độ ăn hàng ngày: trứng, cà rốt, rau xanh đậm, các loại hoa quả có vỏ màu vàng, sữa và các chế phẩm từ sữa,...
  • Thiếu vitamin D:
    • Biểu hiện khi thiếu vitamin D thường bao gồm: mệt mỏi, rụng tóc, yếu cơ bắp, dễ bị nhiễm trùng, cơ thể kém phục hồi, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ gãy xương. Ở trẻ em sẽ dễ bị còi xương, răng sữa mọc chậm, men răng dễ bị tổn thương,...
    • Để khắc phục những dấu hiệu này, có thể thông qua việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D (sữa, dầu gan cá, cá thu, cá hồi, cá trích,...) và duy trì thói quen tắm nắng hợp lý (cho trẻ).
  • Thiếu vitamin E:
    • Dấu hiệu thiếu vitamin E gồm: tê tay chân, yếu, run cơ , khó khăn khi nhìn, gặp khó khăn khi đi lại, thiếu máu, thoái hoá sợi trục thần kinh, suy giảm nhận thức,...
    • Nên tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng này. Thực phẩm giàu vitamin E gồm: dầu cải, lá cải xanh, đậu nành, ngũ cốc các loại,...
  • Thiếu vitamin K:
    • Vitamin K có liên quan đến chức năng đông máu trong cơ thể. Vì vậy, các dấu hiệu thiếu vitamin sẽ gồm: chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da, lâu lành vết thương do khả năng đông máu giảm, tiêu chảy,...
    • Nguồn thực phẩm có thể bổ sung hàm lượng vitamin K lớn gồm: đậu nành, dầu gan cá, sữa chua, lá cải xanh, lòng đỏ trứng,...

Dấu hiệu thiếu vitamin tan trong nước

Vitamin tan trong nước (vitamin C và vitamin nhóm B) là nhóm vitamin không được lưu trữ trong cơ thể. Chúng hấp thụ nhanh và được đào thải ra bên ngoài qua thận.

Vì vậy, các biểu hiện thiếu vitamin tan trong nước thường dễ thấy và rõ ràng hơn so với nhóm vitamin tan trong dầu. 

  • Thiếu vitamin C:
    • Khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ dẫn đến những triệu chứng sau: nướu răng dễ bị chảy máu, lo lắng, tuần hoàn kém, da khô và xỉn màu, suy giảm sức đề kháng, thành mạch máu dễ bị tổn thương biểu hiện bằng những nốt xuất huyết dạng chấm,...
    • Nên tăng cường bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng này. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: trái cây họ cam quýt, bưởi, ổi,...
  • Thiếu vitamin B1:
    • Biểu hiện thiếu vitamin B1 sẽ chủ yếu liên quan đến các vấn đề về tiêu hoá như viêm đa dây thần kinh (tê bì, yếu tứ chi), suy tim, phù,...
    • Nên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin B1 như gan, tim, thịt, yến mạch, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, không sử dụng gạo xay xát kỹ.
  • Thiếu vitamin B2:
    • Người thiếu vitamin B2 sẽ dễ bị loét miệng, lở môi, mệt mỏi, môi khô,...
    • Để khắc phục tình trạng này, nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như trứng, sữa, gan, thận,...
  • Thiếu vitamin B6:
    • Thiếu vitamin B6 thường sẽ có các dấu hiệu như mụn trứng cá, rụng tóc, mệt mỏi, chậm lành vết thương,...
    • Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 bạn nên dùng bao gồm đậu nành, bắp cải, đậu phộng,...
  • Thiếu vitamin B12:
    • Các biểu hiện thiếu vitamin B12 bao gồm đau đầu, dễ táo bón,, khó tập trung, hay quên,  tê bì và yếu tay chân do tổn thương tủy sống, thiếu máu hồng cầu to,...
    • Thực phẩm giàu vitamin B12 gồm thịt bò, trứng, pho mát,...

Lưu ý khi bổ sung vitamin

Có thể bổ sung vitamin qua ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc chiết xuất, tuy nhiên ngoại trừ vitamin D được khuyến nghị bổ sung dạng thuốc viên, các loại vitamin khác nên ưu tiên bổ sung bằng thực phẩm.

  • Tăng cường bổ sung vitamin bằng đường ăn uống: Chế độ ăn hàng ngày cần bảo đảm đa dạng thực phẩm (10 thực phẩm trở nên), như vậy mới cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể. Nên ưu tiên chọn và sử dụng các loại thực phẩm tươi ngon, đúng mùa và hợp vệ sinh.
  • Không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc chiết xuất khác: Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các sản phẩm thuốc bổ sung khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Bởi, nó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 3 - 6/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và có hướng điều trị kịp thời. 

Trên đây là chi tiết dấu hiệu thiếu vitamin mà bạn nên biết. Phát hiện sớm các biểu hiện nghi ngờ thiếu vitamin sẽ giúp điều trị đúng hướng và hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn cho sức khỏe. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn sớm xây dựng được kế hoạch chăm sóc phù hợp, ổn định. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare