Đau cột sống lưng là một tình trạng đau hoặc khó chịu xuất hiện trong khu vực cột sống lưng (thường từ cổ đến hông). Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhất là người già.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể những nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị của đau cột sống lưng.
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi TS.BS Cơ xương khớp Hoàng Ngọc Sơn.
Đau cột sống lưng là hiện tượng đau ở cột sống lưng, có thể là những cơn đau cấp tính (đau một cách đột ngột, kéo dài vài tuần), cũng có thể là mạn tính (tiến triển theo một quá trình, kéo dài tới vài tháng) và tại bất cứ vị trí nào trên cột sống cũng có thể gặp, chẳng hạn: cột sống cổ, lưng, thắt lưng hay cùng cụt, một bên hoặc trái, hoặc phải.
Các cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài, cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát hoặc đau dữ dội. Một số trường hợp còn đau lan xuống vùng xương chậu, các chi hoặc gây tê bì chân tay.
Theo các thống kê, nghiên cứu, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với nam giới. Người cao tuổi thường gặp hơn người trẻ tuổi.
Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp và không quá nguy hiểm như căng cơ, giãn dây chằng, phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên, hoặc do chế độ sinh hoạt, lao động hàng ngày ở tư thế không tốt cho cột sống. Đau cột sống lưng còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau:
Nếu mắc các bệnh như: thận, phụ khoa, phình động mạch,... cột sống lưng cũng có thể bị đau.
Nếu đau cột sống không thuyên giảm sau 1 - 2 tuần, đồng thời mức độ đau ngày càng tăng lên, đi kèm các dấu hiệu như mất cảm giác hai chân, vùng lưng căng cứng, khó đứng thẳng hoặc rối loạn kiểm soát tiểu tiện, người bệnh nên chủ động đi khám để được bác sĩ cơ xương khớp xem xét, chẩn đoán tình trạng đau cột sống lưng.
Tại đây, bác sĩ khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử, kiểm tra tầm vận động cột sống và kết hợp chụp XRay, CT hoặc MRI để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đề xuất phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau.
Đối với cơn đau cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh cần nghỉ ngơi và kết hợp massage tại nhà. Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và tìm hiểu rõ các tác dụng phụ của thuốc.
Đối với cơn đau cột sống ở mức độ nặng và đe dọa đến khả năng vận động, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật cột sống là một trong những biện pháp tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Do đó bệnh nhân cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.
Tương tự như đau lưng giữa, đau lưng bên trái hay đau lưng dưới, đau cột sống lưng cũng có thể thuyên giảm ngay tại nhà nếu có chế độ chăm sóc hợp lý. Thay đổi một số điểm trong đời sống để chăm sóc và điều trị tình trạng đau cột sống lưng:
Sống chung với đau cột sống lưng là một thách thức đối với những người thường xuyên đối mặt với tình trạng này. Đau cột sống lưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm khả năng vận động và tạo ra sự khó chịu. Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể quản lý và giảm thiểu tác động của đau cột sống lưng:
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau: Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây đau cột sống lưng của mình. Hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Điều chỉnh lối sống: Điều chỉnh lối sống là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đau cột sống lưng. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể thao định kỳ, giữ thăng bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
Tập thể dục và tăng cường cơ bắp: Tập thể dục định kỳ và tăng cường cơ bắp quanh vùng lưng có thể giúp giảm thiểu đau cột sống lưng và tăng cường sự ổn định cho cột sống. Đặc biệt là một số bài tập yoga như: con châu chấu, thằn lằn, bọ cạp hay cầu vồng,... có thể giúp bạn khắc phục hiện tượng này.
Trên đây là những thông tin BookingCare tổng hợp được về tình trạng đau cột sống lưng. Bạn đọc còn có thắc mắc gì về tình trạng này nói riêng và đau lưng nói chung thì có thể để lại bình luận ở bên dưới để chúng tôi tiếp tục giải đáp.