Đau lưng giữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen sinh hoạt, bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương,... Triệu chứng này gây ra cảm giác đau đớn vùng lưng giữa, ảnh hưởng đến cả vùng lưng trên và lưng dưới, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Mặt khác, giống như đau lưng bên phải hay đau lưng bên trái, đau lưng giữa cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm khác. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan xem nhẹ tình trạng này mà cần thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nặng.
Đau lưng giữa là tình trạng đau nhức, khó chịu tại vùng lưng giữa, cụ thể là từ khu vực vùng cột sống ngực tới phần cuối cùng của khung xương sườn.
Phần lưng giữa của cơ thể sẽ gồm đốt sống, tủy sống, dây thần kinh, đĩa đệm, cơ, mạch máu, gân và dây chằng. Bất kỳ cấu trúc nào tại vùng lưng giữa bị tổn thương đều khiến người bệnh cảm thấy đau đớn với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Mỗi bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lưng giữa khác nhau. Dưới đây là những cảm giác thường gặp nhất:
Ngoài ra, người bị đau lưng giữa có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như: Đỏ, nóng hoặc sưng ở lưng; đau vai, cổ hoặc hông. Đi kèm với cảm giác mệt mỏi, cơ thể phát sốt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ,...
Bên cạnh đó, cột sống giữa có mối liên hệ chặt chẽ với khung xương sườn, bao bọc các cơ quan nội tạng. Trường hợp đau lưng giữa kèm theo một trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần mau chóng thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp uy tín:
Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng giữa. Triệu chứng này có thể báo hiệu các bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như bệnh về cơ xương khớp hoặc các chấn thương tác động từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Đau thần kinh tọa là do sự chèn ép các rễ thần kinh thắt lưng ở lưng dưới. Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau lưng giữa dữ dội, cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ thắt lưng xuống đến chân.
Tuy khu vực lưng giữa thường ít gặp chấn thương hơn so với cột sống cổ và cột sống thắt lưng, nhưng nguy cơ chấn thương vùng lưng giữa do té ngã từ trên cao, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,... vẫn có thể xảy ra.
Những chấn thương này có thể khiến bạn bị gãy xương, bong gân hoặc rách dây chằng, khiến vùng lưng giữa vô cùng đau đớn.
Thực tế, mức độ đau lưng nói chung tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể mỗi người. Nếu người bệnh đang trong trạng thái thừa cân so với chuẩn cân nặng thông thường thì nguy cơ bị đau lưng cũng sẽ tăng lên.
Bởi hiện tượng thừa cân béo phì gây ra áp lực lớn cho hệ xương khớp. Chúng có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp, loãng xương, gây tổn thương khớp gối, cột sống, khiến người bệnh thường xuyên bị đau lưng giữa.
Vì nhiều lý do như ngồi sai tư thế, đi đứng bị nghiêng hẳn về một bên hay dồn lực quá nhiều về một phía, lâu dần dẫn đến cong vẹo cột sống. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở vùng lưng giữa và rất khó để hoạt động như bình thường.
Để xác định chính xác vấn đề bệnh lý dẫn đến chứng đau lưng giữa, các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ đưa ra một số chỉ định phù hợp:
Tùy theo kết quả chẩn đoán bệnh lý, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, các phương pháp điều trị đau lưng giữa sẽ bao gồm:
Trong quá trình điều trị chứng đau lưng giữa, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ hay tiêm steroid và bổ sung vitamin, các dưỡng chất để bồi bổ sức khỏe.
Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng cơn đau mà bệnh nhân được chỉ định uống loại thuốc, thời gian và liều lượng thích hợp.
Phẫu thuật được xem là phương pháp chữa trị đau lưng giữa hiệu quả nhất bởi phương pháp này can thiệp trực tiếp vào vùng lưng đau.
Tuy nhiên, các ca phẫu thuật luôn đi kèm với rủi ro nên thường sẽ chỉ được thực hiện trong một số trường hợp bệnh nhân bị đau lưng giữa nghiêm trọng mà các biện pháp điều trị khác không thể cải thiện được.
Trường hợp kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị đau lưng giữa do các bệnh lý khác không phải cơ xương khớp như sỏi thận, tim mạch, ung thư,... bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác để giúp giảm bớt cơn đau lưng và các triệu chứng đặc trưng của từng loại bệnh.
Cải thiện sức mạnh, độ bền và khả năng vận động của cột sống thông qua vật lý trị liệu là một cách để duy trì sức khỏe cột sống và giảm đau lưng giữa.
Các chuyên gia về vật lý trị liệu sẽ tư vấn và thiết lập cho người bệnh một chương trình tập thể dục cá nhân nhằm cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cột sống.
Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp y tế, bệnh nhân cần chú ý những điểm sau để chăm sóc hiệu quả sức khỏe bản thân tại nhà giúp giảm thiểu triệu chứng đau lưng giữa:
Đau lưng giữa có thể xuất phát từ nhiều loại bệnh lý cũng như lối sinh hoạt chưa khoa học.
Chính vì vậy, để tránh trường hợp tái lại và giảm mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đau nhức vùng lưng giữa tới sinh hoạt đời sống, bạn hãy thực hiện những lời khuyên sau đây để sống chung hiệu quả cùng bệnh:
Đau lưng giữa là triệu chứng thường gặp có thể xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Dù không thể kiểm soát triệt để, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể nếu bạn chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp của bản thân từ sớm bằng thói quen vận động, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học.
Ngoài ra, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và can thiệp ngay các phương pháp điều trị để ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra.