Thoái hóa cột sống là gì? Khám ở đâu tốt tại Hà Nội

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 09/01/2018 - Cập nhật lần cuối: 13/03/2024

Thoái hóa cột sống có diễn tiến âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nên cần phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp

Thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp do quá trình lão hóa theo thời gian. Cần phải có những biện pháp phòng bệnh cũng như đi khám và điều trị thoái hóa cột sống với các bác sĩ Cột sống khi cần thiết.

Cấu tạo cột sống 

Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và cụt dính liền với nhau và tạo thành xương cùng và xương cụt. Các đốt sống kết nối với nhau bằng các dây chằng và địa đệm, được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương sọ tới xương chậu. Phía sau cột sống là ống sống, bên trong ống sống chứa tủy và các rễ thần kinh, mạch máu.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng thoái hóa của hệ thống xương khớp tại cột sống. Cột sống đồng thời vừa phát triển vừa thoái hóa trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, nhưng tùy theo lứa tuổi mà sự phát triển hay sự thoái hóa nhiều hơn.

Người ta thấy rằng cột sống bắt đầu thoái hóa từ năm 2 tuổi, sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị dòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm.

Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra chứng đau.

Bệnh thường xuất hiện ở người có tuổi từ 35 - 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau. Các nguyên nhân làm thuận lợi cho quá trình thoái xảy ra như: Ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, còn nữ giới là do thiếu hụt calci, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

Ở cả 2 giới, mắc các bệnh lý của cột sống (viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, chấn thương cột sống, dị dạng cột sống,...)

Dấu hiệu thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường gây ra tình trạng đau nhức vùng lưng, cổ và hạn chế hoạt động của cột sống. Đau có thể là âm ĩ hay trội lên từng đợt, đau xuất hiện hoặc tăng lên khi vận động, khi thay đổi thời tiết.

Đau có thể tại cột sống hoặc lan sang các vùng khác do các dây thần kinh đi ra từ đoạn cột sống đó chi phối. Thoái hóa cột sống cổ thường lan sang vùng vai gáy, cánh tay. Thoái hóa cột sống thắt lưng thường lan xuống mông đùi, cẳng bàn chân do chèn ép dây thần kinh tọa.

Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nóng rát, tê bì vùng cạnh sống, tay, chân do các rễ thần kinh chi phối bị kích thích, chèn ép. Bệnh nhân có thể bị có thể bị gù, cong vẹo cột sống do bị biến dạng hoặc co thắt cơ.

Thoái hóa cột sống gây đau nhức
Thoái hóa cột sống gây đau nhức, mệt mỏi cho người bệnh - Ảnh: Pixabay 

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có thể là do quá trình lão hóa hoặc các bệnh lý tại cột sống gây ra (viêm cột sống dính khớp, dị tật cột sống,chấn thương cột sống...)

Các yếu tố nguy cơ tác động đến quá trình thóai hóa cột sống bao gồm:

  • Điều kiện sống khó khăn, ăn uống thiếu chất.
  • Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
  • Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
  • Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.
  • Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.
  • Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.
  • Bị chấn thương hoạc có bệnh lý tại cột sống.

Để biết rõ hơn về tình trạng tổn thương ở cột sống người bệnh sẽ được bác sĩ khám Thoái hóa cột sống chỉ định thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng như: chụp Xquang, CT Scan, MRI.

Điều trị thoái hóa cột sống bằng cách nào

Điều trị thoái hóa cột sống cần phải xác định được mức độ bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị hợp lý.

Vì thế, khi thấy những dấu hiệu bất thường ở cột sống người bệnh cần sớm đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống như:

  • Điều trị không dùng thuốc: thủy châm, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dán cao, thuốc bôi, xoa ngoài da…
  • Điều trị nội khoa: Điều trị bằng thuốc, như: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc bổ sung chất nhầy cho khớp,…
  • Điều trị ngoại khoa:Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, giải phóng chèn ép thần kinh...

Tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể và sức khỏe tổng quát của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa cột sống phù hợp.

Phòng tránh thoái hóa cột sống

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh hay lão hóa đến sớm, cũng như làm giảm mức độ của bệnh và cải thiện triệu chứng. 

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, 3 lần một tuần hay tốt nhất là hàng ngày làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa cột sống.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm.
  • Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia.
  • Lao động phù hợp với sức khoẻ, những nghề có thể gây thoái hóa cột sống sớm như khuân vác, gánh nặng, đội nặng… cần kiểm tra thường xuyên để điều trị kịp thời các tổn thương cột sống.
Thoái hóa cột sống
Phòng tránh thoái hóa cột sống bằng cách tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày 

Thoái hóa cột sống khám ở đâu tốt

Khi thấy các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đi khám sớm với bác sĩ tại các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp hay tốt nhất là khoa cột sống. Tại Hà Nội, người bệnh thoái hóa cột sống có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện:

Bệnh viện Bạch Mai – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh nhân thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu đến với bệnh viện Bạch Mai có thể kết hợp điều trị nội khoa tại khoa Cơ xương khớp với Khoa phục hồi chức năng. Sự kết hợp cả nội khoa và trị liệu phục hồi chức năng sẽ khiến bệnh nhanh khỏi hơn.

Bệnh viện E - số 89 Trần Cung, Cấu Giấy, Hà Nội

Trung tâm cơ xương khớp của bệnh viện E sẽ thực hiện cả điều trị nội khoa, ngoại khoa và phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống. Bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn đầu hay cần phẫu thuật điều trị bệnh cũng có thể lựa chọn trung tâm cơ xương khớp của bệnh viện.

Bệnh viện Việt Đức - số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện chủ yếu điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật. Bệnh nhân cần được phẫu thuật trị bệnh sẽ được các bác sĩ tại khoa Phẫu thuật cột sống thực hiện. Sau phẫu thuật người bệnh có thể lựa chọn Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện để phục hồi chức năng cột sống sau phẫu thuật.

Bệnh viện Trung ương quân đội 108 - số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện 108 là một địa chỉ phẫu thuật chỉnh hình cột sống uy tín tại Hà Nội. Các bác sĩ tại khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống sẽ thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh. Bệnh viện còn có khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể đến đây để chữa trị bệnh trong giai đoạn nhẹ hay phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Bệnh viện đại học y Hà Nội - số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Thoái hóa cột sống trong giai đoạn nặng cần được phẫu thuật điều trị bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ thuộc khoa Khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống - Chấn thương chỉnh hình thực hiện. Bên cạnh đó, khoa phục hồi chức năng của bệnh viện sẽ đóng vai trò hỗ trợ giúp người bệnh sau phẫu thuật nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống.

Phòng khám trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) – Toà nhà HDI Tower, 55 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng

Đây là phòng khám hội tụ những bác sĩ đến từ Mỹ điều trị bệnh thoái hóa cột sống không dùng thuốc, không phẫu thuật mà sử dụng các bài tập, máy móc hiện đại hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh nhẹ hay sau phẫu thuật đến với phòng khám sẽ được đội ngũ bác sĩ Mỹ trực tiếp thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Phòng khám Thủ đô - Tầng 2, Tòa nhà Hà Nội Tower – Số 49 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phòng khám Thủ đô là phòng khám chuyên khoa về Cột sống, Chấn thương Cơ xương khớp. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tại Phòng khám Thủ đô là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ có chuyên môn sâu, kinh nghiệm lâu năm. Phòng khám có một số bác sĩ giỏi có thể kể đến như:

Chuyên tư vấn điều trị và phục hồi các vấn đề về chấn thương chỉnh hình, cột sống và y học thể thao cho mọi bệnh nhân bao gồm: bệnh lý đốt sống-đĩa đệm, cong vẹo cột sống, cơ-xương khớp, bệnh lý hệ dây chằng vận động, các chương trình khám sức khỏe dành cho cả nam và nữ giới đặc biệt chuyên sâu về gói khám y học thể thao…

Xem thêm bài viết:

Hy vọng những chia sẻ của BookingCare về thoái hóa cột sống sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/cot-song-bi-thoai-hoa-nhu-the-nao-n15878.html
2. https://www.youtube.com/watch?v=j6_V8LqYziI
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/