Thế nào gọi là đau dạ dày?
Thế nào gọi là đau dạ dày?
Đau dạ dày là vấn đề thường gặp trong cộng đồng
Đau dạ dày là vấn đề thường gặp trong cộng đồng - Ảnh: SKĐS

Thế nào gọi là đau dạ dày?

Đau dạ dày là cảm giác đau do tổn thương tại dạ dày thường là do viêm, loét dạ dày nên thường được gọi với tên phổ thông là bệnh "đau dạ dày".

Đau dạ dày là một khái niệm quen thuộc thường được sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Trong khi các bệnh lý tiêu hóa nói chung có xu hướng ngày càng gia tăng, thì các vấn đề liên quan đến dạ dày cũng tăng theo.

Bài viết sau đây hy vọng làm rõ hơn khái niệm "đau dạ dày" mà chúng ta quen gọi hàng ngày.

Thế nào gọi là đau dạ dày?

Đau dạ dày là triệu chứng đau phổ biến trong cộng đồng và đang có chiều hướng gia tăng. Là cảm giác đau do tổn thương tại dạ dày (thường là do viêm, loét dạ dày), nên thường được gọi với tên phổ thông là bệnh "đau dạ dày”.

Tùy theo các vị trí tổn thương mà có thể quyết định đau dạ dày là triệu chứng của viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng, viêm loét cả dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.

Cấu tạo các bộ phận của dạ dày - Ảnh: SKĐS

1. Đau do loét dạ dày - tá tràng

Những người đau dạ dày thuộc nhóm này thì dạ dày thực sự có loét dạ dày - tá tràng. Nhóm này cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

2. Đau không có loét

Đau dạ dày không có loét còn được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không có loét. Đau dạ dày không có loét có thể có viêm hoặc tổn thương dạ dày rất nhẹ. Nhóm này chỉ gây khó chịu mà không nguy hiểm đến tính mạng.

Đau dạ dày không có loét có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như các bệnh loét dạ dày. Chẳng hạn như đau hoặc khó chịu ở bụng trên, thường kèm theo ợ hơi, đầy hơi và buồn nôn.

3. Đau dạ dày cấp tính và đau dạ dày mãn tính

Đau dạ dày cấp tính là cơn đau mới, triệu chứng đột ngột xuất hiện. Ví dụ đau dạ dày sau khi ăn nhiều hoặc uống thuốc đau xương khớp hay ăn gia vị cay chua.

Đau dạ dày mãn tính là người bệnh có những đợt đau, tái đi tái lại, nếu không có điều trị hoặc có điều trị thì triệu chứng lại tự khỏi. Thông thường có điều trị thì bệnh lại giảm nhanh.

Đau dạ dày là một tên gọi dân gian, trong Y học gọi đau dạ dày là một nhóm bệnh.

Triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày thường bị ảnh hưởng của bữa ăn khá rõ rệt, thường đau lúc đói, ăn vào sẽ hết đau. Hoặc lúc đói không đau, ăn vào lại tăng đau. Sau đây là một vài triệu chứng hay gặp.

  • Đau vùng thượng vị
  • Nôn, buồn nôn
  • Đầy hơi, ợ hơi
  • Chán ăn
  • Cảm giác đầy bụng
  • Nôn ra máu
  • Phân đen, hắc ín...
Đau dạ dày
Ăn nhiều gia vị chua cay nóng có thể gây đau dạ dày cấp - Ảnh: Pixabay

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Như nói phần trên, đau dạ dày có thể do loét dạ dày hoặc đau dạ dày không có loét. Tuy nhiên, dù đau dạ dày có loét hay không có loét thì cũng do các nguyên nhân chính sau đây.

  • Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori), chiếm 80 – 90% nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm
  • Do căng thẳng quá mức
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng nhiều rượu bia
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học
  • Hoạt động mạnh sau khi ăn no...

Chẩn đoán đau dạ dày

Để chẩn đoán bệnh dạ dày nói chung và đau dạ dày do nguyên nhân cụ thể nào gây ra, thì việc lựa chọn bệnh viện, phòng khám dạ dày uy tín và tiến hành xét nghiệm thăm do chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng. 

Trong chẩn đoán bệnh dạ dày thì các xét nghiệm, thăm dò chức năng sau đây là cần thiết. Tuy nhiên, trong đó nội soi dạ dày có vai trò rất quan trọng và thường không thể bỏ qua trong thăm khám và chẩn đoán bệnh lý dạ dày hay đau dạ dày.

Thông qua nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP, một tác nhân quan trọng gây ra viêm loét dạ dày chủ yếu.

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP
  • Nội soi dạ dày tá tràng

Vì tầm quan trọng của nội soi dày và xét nghiệm HP dạ dày, phần này sẽ đề cập sâu hơn về hai phương pháp quan trọng này.

Nội soi dạ dày 

Phương pháp thông dụng cho độ chính xác cao hiện nay để thăm khám bệnh dạ dày. Qua nội soi dạ dày, có thể phát hiện các tổn thương chính xác như:

  • Rối loạn vận động
  • Viêm loét niêm mạc dạ dày
  • Các khối u dạ dày
  • Polyp dạ dày
  • Thoát vị hoành
  • Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
  • Sa niêm mạc dạ dày vào thực quản hay tá tràng…
Một ống soi có Camera đưa vào quan sát các vùng của dạ dày
Một ống soi có Camera đưa vào quan sát các vùng của dạ dày

Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP dạ dày)

Có nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành xét nghiệm nhiễm khuẩn HP dạ dày. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau, và tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi cơ sở y tế mà phương pháp nào được lựa chọn cho người bệnh.

Trong đó, 2 phương pháp sau đây là phổ biến để xét nghiệm HP dạ dày. 

  • Nội soi dạ dày xét nghiệm HP dạ dày: Là kỹ thuật lấy một mẫu bệnh phẩm dạ dày qua nội soi dạ dày, sau đó làm xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày.
  • Test thở tìm vi khuẩn HP: Xét nghiệm qua hơi thở là một xét nghiệm đơn giản cho phép xử lý hơi thở của bệnh nhân để phát hiện nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). Là xét nghiệm được xem như “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán nhiễm khuẩn HP trong phòng thí nghiệm.

Điều trị đau dạ dày

"Đau dạ dày" là cụm từ dân gian thường gọi để chỉ một nhóm bệnh về dạ dày. Chính vì vậy, người dân cũng áp dụng nhiều phương pháp chữa đau dạ dày khác nhau. Trong đó, các phương pháp sau đây thường được sử dụng hoặc chia sẻ truyền miệng trong cộng đồng, xã hội. 

  • Phương pháp dân gian
  • Bằng đông y
  • Thực phẩm chức năng
  • Tây Y

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng nói là "đau dạ dày" là một nhóm bệnh, không phải là một bệnh cụ thể, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Vì vậy, việc áp dụng phương pháp điều trị cụ thể nào là hiệu quả cho từng đối tượng người bệnh cần được tiến hành thăm khám và có chẩn đoán chính xác.

Trong thực tế, nhiều người bệnh đã tự ý chữa bệnh hoặc nghe theo lời khuyên của những người xung quanh mà chưa biết rõ tình trạng của mình. Dẫn đến bệnh không khỏi mà có thể còn nặng nề hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết