Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận - Ảnh: BookingCare

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận

Tác giả: - Xuất bản: 26/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này và cách nhận biết để có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Bệnh viêm cầu thận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận sớm có vai trò quan trọng trong việc điều trị và quản lý bệnh

Các dấu hiệu chỉ điểm bệnh viêm cầu thận

Dấu hiệu bệnh viêm cầu thận có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào  dạng viêm cầu thận cấp tính hay mãn tính. Các triệu chứng không biểu hiện rõ rệt mà thường được nhận thấy thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu.

Cụ thể, các dấu hiệu này bao gồm:

  • Nước tiểu có màu hồng hoặc màu giống như cola do có lẫn tế bào hồng cầu ở trong nước tiểu
  • Nước tiểu có hiện tượng sủi bọt do sự dư thừa protein
  • Hiện tượng phù ở mặt, tay, chân và bụng do giữ nước trong cơ thể
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Cảm giác buồn nôn, cơ thể mệt mỏi
  • Thường đi kèm với cao huyết áp

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cầu thận

Bằng việc thực hiện các xét nghiệm nước tiểu, có thể nhận thấy một số dấu hiệu của viêm cầu thận như:

  • Lượng nước tiểu ít
  • Lượng tế báo hồng cầu và lượng protein cao bất thường cho thấy tổn thương về đường tiết niệu

Để chắc chắn hơn, các bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu: Phân tích mẫu máu có thể cho thấy mức độ chất thải trong máu cao hơn dự kiến (bao gồm các chỉ số như creatinie, urea nitrogen). Ngoài ra, sự hiện diện của kháng thể cúng có thể cho thấy bằng chứng về phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây viêm như vi khuẩn hoặc virus
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm và chụp CT có thể quan sát thấy được những tồn thương tại thận
  • Sinh thiết thận: Thủ thuật này sử dụng một cây kim chuyên biệt để lấy những những mảnh mô thận để quan sát dưới kính hiển vui. Phương pháp này được sử dụng để xác nhận chẩn đoán và đánh giá mức độ cũng như tính chất của tổn thương mô

Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm cầu thận phù hợp với từng thể trạng bệnh nhân.

Biến chứng có thể gặp phải do viêm cầu thận gây ra

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm cầu thận có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Khả năng lọc máu kém: Sự tổn thương tại các mô khiến thận không thể hoàn thành được chức năng lọc máu trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ chất thải hoặc các chất độc trong máu, không giữ lại được các khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Suy thận cấp tính. Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận suy giảm nhanh chóng, đột ngột. Trường hợp suy thận cấp  có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời bằng máy lọc nhân tạo 
  • Bệnh thận mãn tính: Tình trạng viêm dai dẳng dẫn đến tổn thương lâu dài và suy giảm chức năng của thận. Bệnh thận mãn tính thường được định nghĩa là tổn thương thận hoặc giảm chức năng trong ba tháng trở lên. Bệnh thận mãn tính có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối, cần phải lọc máu hoặc ghép thận
  • Huyết áp cao. Tổn thương cầu thận do viêm hoặc sẹo có thể dẫn đến tăng huyết áp
  • Hội chứng thận hư. Hội chứng thận hư là tình trạng có quá nhiều protein trong máu trong nước tiểu và quá ít trong máu. Những protein này đóng vai trò điều chỉnh chất lỏng và mức cholesterol. Sự sụt giảm protein trong máu dẫn đến cholesterol cao, huyết áp cao và sưng (phù) ở mặt, tay, chân và bụng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, hội chứng thận hư có thể gây ra cục máu đông trong mạch máu thận

Viêm cầu thận là một căn bệnh không nên xem nhẹ và việc nhận biết dấu hiệu sớm có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn. Nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp phải những triệu chứng đáng ngờ, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế từ các Bác sĩ Thận - Tiết niệu ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị đúng cách

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết