Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tiền đình ở người già

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 29/07/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Người cao tuổi có sức khỏe yếu hơn những người trẻ nên khi mắc hội chứng tiền đình không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Rối loạn tiền đình ở người già
Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp ở người cao tuổi - Ảnh: Pixabay.com

Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám với các bác sĩ Thần kinh, BookingCare nhận thấy rối loạn tiền đình là một chứng bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi.

Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Rối loạn tiền đình tên đầy đủ là Hội chứng rối loạn chức năng tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn, nhất là lứa tuổi trung, cao tuổi.

Theo quy luật tự nhiên ai cũng phải già đi, khi cơ thể bắt đấu thoái hóa thì các chức năng của cơ thể cũng suy giảm.

Với người lớn tuổi khi cơ thể suy giảm cùng lúc sẽ mắc nhiều bệnh lý phối hợp, nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cũng vì thế tăng lên.

Người cao tuổi khi mắc hội chứng tiền đình không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mà còn khiến họ cảm thấy chán nản, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người già

Hệ tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể, vì vậy, khi di chuyển, cúi, xoay người... hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này nhằm giúp cơ thể có tư thế thăng bằng.

Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Tuy nhiên, ở người cao tuổi những rối loạn có liên quan đến thăng bằng là xuất phát từ hệ thần kinh nắm sau ốc tai suy giảm.

Một số bệnh lý làm xuất hiện rối loạn tiền đình ở người già là:

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ như:

  • Thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiễm độc thức ăn (hóa chất, độc tố của vi sinh vật)
  • Người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động
  • Nghiện rượu bia, căng thẳng thần kinh…
Rối loạn tiền đình người cao tuổi
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân - Ảnh: Pixabay 

Triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi

Bệnh tiền đình có nhiều dấu hiệu đặc trưng, bệnh nhân có thể chú ý quan sát để phát hiện bệnh sớm: 

  • Chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác lảo đảo muốn ngã
  • Nhức đầu, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chân tay run rẩy,...
  • Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn và hay tái phát
  • Người bệnh nhẹ có thể cố gắng đứng dậy được nhưng sợ thăng bằng, dễ ngã
  • Người bệnh nặng chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn, người mệt lả...
  • Nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng... Nếu kéo dài có thể dẫn đến mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể,...

Để xác định chính xác rối loạn tiền đình, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp Xquang, CT-Scan, chụp cộng hưởng từ (MRI) hay xét nghiệm mỡ máu.

Điều trị và phòng ngừa rối loạn tiền đình ở người già

Người bệnh khi phát hiện mắc rối loạn tiền đình cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình tại nhà mà không thông qua ý kiến bác sĩ Thần kinh.

Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người già mắc rối loạn tiền đình cần luyện tập nhẹ nhàng, thường xuyên giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não.

Bệnh nhân nên thực hiện đúng các động tác khi tập luyện, có thể đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2- 3 lần (không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng),tránh ngồi quá lâu tại một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo,…).

Người cao tuổi cũng cần hạn chế hoặc từ bỏ thói quen sử dụng rượu, bia, chất kích thích và cần uống đủ lượng nước hàng ngày, giữ tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng,…

Trong trường hợp chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2),mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay.

Rối loạn tiền đình ở người già
Người già khi mắc rối loạn tiền đình nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn - Ảnh:  Pixabay.com

Khám và điều trị bệnh ở đâu tốt

Chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nhức đầu,… là biểu hiện của rối loạn tiền đình nhưng cũng có thể là dấu hiệu của của nhiều bệnh khác, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, thiếu máu não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,...

Do đó khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Nếu bệnh nhân không thuận tiện tới các bệnh viện lớn để đi khám ngay thì có thể đặt lịch khám bệnh với bác sĩ Thần kinh từ xa để bác sĩ tư vấn.

Tại Hà Nội, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện như: Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108, Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2, Bệnh viện đa khoa Trí Đức, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai…

Xem thêm bài viết:

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa rối loạn tiền đình. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ tư vấn, khám chữa từ xa về Rối loạn tiền đình thông qua cuộc gọi Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/phong-va-dieu-tri-roi-loan-tien-dinh-n94977.html
2. http://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-trieu-chung-roi-loan-tien-dinh-n79954.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/