Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám? Khám ở đâu?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Bác sĩ Hồ Lê Bá Đạt
Bác sĩ Hồ Lê Bá Đạt
Bác sĩ Chuyên khoa Nội Tiêu hóa Bác sĩ Điều trị tại Bệnh viện An Bình
- Xuất bản: 12/08/2017 - Cập nhật lần cuối: 01/11/2024

Đi ngoài ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: gồm trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại tràng, ung thư trực tràng… Người bệnh không nên tự ý chẩn đoán, cũng như tự ý quyết định phương pháp điều trị.

Đi ngoài ra máu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra tình trạng mất máu
Đi ngoài ra máu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra tình trạng mất máu - Ảnh: BookingCare

Tình trạng đi ngoài ra máu không phải hiếm gặp, nhưng đa số mọi người đang hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ về nó. Nhiều ý kiến cho rằng, đó chỉ là biểu hiện của các bệnh thông thường như táo bón, thiếu chất xơ hoặc nóng trong người,…

Tuy nhiên, đi ngoài ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hơn như: trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại tràng, ung thư trực tràng… Cần đi khám với bác sĩ Tiêu hóa ngay khi tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra trong vòng hơn 2 tuần. 

Bài viết được kiểm duyệt và cố vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hồ Lê Bá Đạt:

THÔNG TIN BÁC SĨ HỒ LÊ BÁ ĐẠT:

  • Bác sĩ điều trị - Khoa Nội Tiêu Hoá - Bệnh viện An Bình
  • Thủ khoa lớp chuyên khoa 1 nội tổng quát - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (2020 - 2022)
  • Chuyên khám và điều trị các bệnh lý tiêu hoá - gan mật, nội tổng quát
  • Thế mạnh nội soi tiêu hoá chẩn đoán các bệnh lý thực quản dạ dày tá tràng - đại tràng, nội soi cấp cứu can thiệp cầm máu, cắt polyp đường tiêu hoá qua nội soi...

Dấu hiệu của đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là hiện tượng máu có lẫn trong phân hoặc cuối bãi phân xuất hiện máu. Máu xuất hiện kèm theo phân có thể có màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc thâm đen.

  • Phân có màu đỏ tươi: Một trong những dấu hiệu rõ ràng của đi ngoài  ra máu là phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, thường xuất hiện trực tiếp trên bề mặt phân.

  • Phân có màu đỏ sẫm có thể lẫn đàm sệt như nước mũi có ở trong phân, hoặc máu đỏ bọc ở ngoài bề mặt phân vàng.
  • Phân đen: ít gặp, khi người bệnh đi tiêu phân đen sệt, rửa bằng nước phân có ánh đỏ, mùi tanh nồng.
  • Máu đỏ tươi nhỏ giọt, hoặc vệt máu khi bệnh nhân chùi giấy vệ sinh: Khi vệ sinh vùng hậu môn sau khi đi ngoài, bạn có thể nhìn thấy máu xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
  • Ngoài ra khi triệu chứng đi ngoài ra máu ồ ạt cấp tính, bệnh nhân có thể có các triệu chứng nguy hiểm như chóng mặt khi thay đổi tư thế, mạch nhanh, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn ói ra máu, bứt rứt, vật vã hoặc lơ mơ, hôn mê. Một số bệnh nhân có tình trạng chảy máu rỉ rả kéo dài, có thể xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu mạn tính như da niêm nhạt, rụng tóc, móng dễ gãy rụng, sụt cân…

Thông thường, tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi nhỏ giọt hoăc vệt máu có thể do người bệnh gặp phải tình trạng táo bón, rặn mạnh gây rách niêm mạc hậu môn, hoặc tình trạng trĩ gây xuất huyết.

Trường hợp đi ngoài ra máu đỏ tươi thường gặp ở các bệnh lý xuất huyết ở các túi thừa đại tràng, các bệnh lý gây viêm loét niêm mạc đại trực tràng – ruột non, ung thư hoặc polyp đại tràng, loạn sản mạch máu ở ruột, rò hậu môn,...

Trường hợp đi ngoài ra máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, phân đen sệt có kèm các triệu chứng nặng đề cập ở trên thì thường là do xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày, tá tràng hoặc ruột non…

Ngoài ra có các trường hợp ít gặp khác do bệnh nhân sau điều trị xạ trị ung thư cổ tử cung, cắt polyp ống tiêu hóa qua đường nội soi,…

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề - Ảnh: Canva

Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu, có thể do các vấn đề sau.

1. Do nứt kẽ hậu môn

Các triệu chứng bao gồm đau dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi ngoài, kèm theo hiện tượng chảy máu. Nứt kẽ hậu môn thường là do táo bón lâu ngày.

Thông thường, bác sĩ tiêu hóa sẽ chỉ định dùng gel bôi tại chỗ hoặc thuốc mỡ giảm đau và thuốc nhuận tràng, vết nứt sẽ lành trong vòng 2 - 3 tuần.

Tuy nhiên, nếu đã được điều trị mà các triệu chứng không giảm, người bệnh cần phải phẫu thuật. Khoảng 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật.

2. Do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch của hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ thường gặp ở các bệnh nhân có thói quen làm việc phải ngồi hoặc đứng nhiều, phụ nữ có thai, hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện. Có 2 loại trĩ: trĩ ngoại thường gây ra huyết khối và đau, trĩ nội chủ yếu gây chảy máu.

Lúc đầu máu chỉ xuất hiện trên phân hay giấy vệ sinh về sau máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, nặng hơn khi bệnh nhân đứng, ngồi xổm hay đi lại cũng khiến máu chảy ra, kèm theo đau rát. Điều trị trĩ thường sử dụng phương pháp thuốc làm mềm phân, ngâm hậu môn trong nước ấm, sử dụng các loại thuốc uống tăng cường sức bền tĩnh mạch và thuốc bôi, đặt tại chỗ. Khi búi trĩ lớn và nhiều biến chứng cần phải can thiệp thắt trĩ qua nội soi hoặc phẫu thuật cắt bỏ trĩ.

Đi ngoài ra máu là triệu chứng sớm của tr
Đi ngoài ra máu là triệu chứng sớm của trĩ - Ảnh minh họa

3. Do polyp trực tràng và đại tràng

Bệnh hình thành do sự tăng quá mức của niêm mạc đại tràng và trực tràng, dẫn đến hình thành những khối u lồi vào trong lòng trực tràng. Khi polyp trực tràng và đại tràng gây ra tình trạng chảy máu (tuy tình trạng xuất hiện rất hiếm gặp) thì đây là một dấu hiệu cảnh báo nặng cần phải can thiệp cắt polyp qua nội soi đại tràng.

4. Rò ống tiêu hóa

Các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng hoặc hậu môn và da. Rò ống tiêu hóa có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa hoặc máu ra ngoài cơ thể. Rò tiêu hóa cần được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với liệu pháp kháng sinh.

5. Bệnh lý túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành đại tràng. Túi thừa có thể có rải rác dọc niêm mạc đại tràng nhưng phổ biến nhất là ở gần cuối của đại tràng bên trái gọi là đại tràng chậu hông (sigma).

Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ, ít vận động, chế độ ăn nhiều thịt đỏ…Bệnh nhân có bệnh lý túi thừa thường có các triệu chứng như táo bón, chướng bụng. Nguy cơ chảy máu túi thừa xuất hiện khi túi thừa có tình trạng viêm hoặc đang sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid. Phần lớn các trường hợp chảy máu túi thừa có thể tự ngưng. Khi túi thừa chảy máu liên tục, cần phải sử dụng các phương pháp can thiệp như nội soi đại tràng để cầm máu.

6. Viêm đại tràng trực tràng

Tình trạng viêm đại tràng trực tràng gây chảy máu gặp ở nhiều nguyên nhân:

  • Nhiễm các tác nhân vi trùng như Shigella, Salmonella, Clostridium difficile…, do tác nhân ký sinh trùng như Lỵ Amib
  • Các bệnh lý tự miễn như bệnh Viêm loét đại tràng chảy máu (IBD),bệnh Crohn
  • Do ảnh hưởng của việc điều trị bằng tia xạ hoặc hóa trị liệu

Thông thường bệnh nhân sẽ có các triệu chứng ở trực tràng như mót rặn, cảm giác tiêu còn sót phân, kèm phân có máu đỏ lẫn nhầy. Chẩn đoán bằng các phương pháp nội soi đại trực tràng, soi cấy dịch phân và xét nghiệm huyết thanh học…

7. Tổn thương mạch máu ở niêm mạc ruột

Các tổn thương mạch máu như giãn mạch (loạn sản mạch, dị dạng động mạch – tĩnh mạch) là những mạch máu bị giãn nở, ngoằn ngoèo trên bề mặt niêm mạc ruột non, manh tràng hoặc đại tràng, thường là nguyên nhân gây ra chảy máu đường tiêu hóa ở các bệnh nhân trên 60 tuổi.

Các tổn thương mạch mạch máu đươc chẩn đoán thông qua nội soi hoặc các phương pháp chuyên sâu hơn như chụp mạch máu hoặc nội soi ruột non bằng viên nang,...

8. Viêm dạ dày ruột

Nhiễm khuẩn có thể gây viêm đại tràng và dạ dày, gây tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và các đốm máu.

Điều trị viêm dạ dày ruột thường bao gồm bù chất lỏng, nghỉ ngơi, kháng sinh hoặc thuốc kháng virut, tùy thuộc vào nguyên nhân.

9. Sa trực tràng

Sa trực tràng thường xảy ra ở người lớn tuổi hơn người trẻ. Sa trực tràng thường dẫn đến đau và chảy máu. Điều trị bệnh sa trực tràng bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa cần thiết, nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.

10. Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Ung thư đại trực tràng là một quá trình âm thầm diễn tiến trong một thời gian dài, từ sự biến đổi bên trong của các polyp tuyến. Có 20% ung thư có yếu tố di truyền, nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng lên trên các bệnh nhân có các bệnh lý viêm đại tràng mạn tính như IBD hoặc Crohn. Ngoài triệu chứng tiêu máu đỏ, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như sụt cân, ăn uống kém… Chẩn đoán ung thư đại trực tràng qua nội soi.

Tất cả các trường hợp ung thư dạ dày-ruột đều cần được điều trị, thường là sự kết hợp của hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật.

Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG) đưa ra các phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng như Nội soi đại trực tràng định kỳ 10 năm 1 lần, làm xét nghiệm thử máu ẩn trong phân mỗi năm 1 lần, bắt đầu ở tuổi 40 và có thể sớm hơn ở bệnh nhân có tiền căn gia đình bị ung thư đại trực tràng.

11. Chảy máu đường tiêu hóa trên nặng

Khi đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) bị chảy máu liên tục và ồ ạt do nhiều nguyên nhân, phổ biến là viêm loét gây chảy máu, vỡ các tĩnh mạch thực quản bị giãn trên bệnh nhân xơ gan nặng…, gây ra đi ngoài ra máu đỏ tươi, hoặc phân đen sệt kèm với các dấu hiệu nguy hiểm như tụt huyết áp, rối loạn tri giác đòi hỏi cần phải đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Tương tự như đau bụng, đau vùng thượng vị, đi ngoài ra máu không phải bệnh mà là triệu chứng của những bệnh bên trong cơ thể cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mức độ nguy hiểm của đi ngoài ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Do đó cần phải đi khám ngay khi có triệu chứng đi ngoài ra máu để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Dưới đây là một vài ảnh hưởng trực tiếp của đi ngoài ra máu:

  • Gây mất máu
    • Có thể gây ngất, tụt huyết áp, mạch đập nhanh, rối loạn ý thức, sốc do bị mất máu quá nhiều
    • Nếu mất máu ít các triệu chứng sẽ kín đáo hơn như: hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, chân tay lạnh, tim đập nhanh
  • Suy giảm sức đề kháng: Cơ thể mất máu từ đó dẫn đến việc mất đi các thành phần cần thiết như hồng cầu, chất điều hòa miễn dịch và các yếu tố đông máu. Điều này có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Cảm giác đau và không thoải mái do đi ngoài ra máu có thể làm bệnh nhận cảm thấy khó khăn khi tham gia vào các hoạt động xã hội, làm việc, vận động,...
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Gây ung thư hậu môn trực tràng ác tính: Phần lớn các bệnh hậu môn trực tràng gây ra máu tươi khi đi ngoài nếu không được điều trị, hoặc điều trị không kịp thời sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển, gây ung thư trực tràng ác tính.
Đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt - Ảnh: Canva

Điều trị đi ngoài ra máu ở đâu?

Các trường hợp đã xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, bệnh nhân và người nhà không nên tự ý chẩn đoán, cũng như tự ý quyết định phương pháp điều trị.

Khi có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhiều, đặc biệt đại tiện ra máu, thay đổi phân, số lần đại tiện, người bệnh nên đi khám ở các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm, nội soi dạ dày, đại tràng, tá tráng, chụp X-quang hoặc các xét nghiệm bổ sung để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.

Khi gặp triệu chứng đi ngoài ra máu, người bệnh có thể đến khám và điều trị các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tiêu hóa, bệnh trĩ, hậu môn trực tràng. Dưới đây là một vài gợi ý cho bệnh nhân thăm khám tại cả khu vực Hà Nội và TPHCM.

1. Phòng khám Đông Y Phúc Lâm An - Hà Nội

  • Địa chỉ: 52 Khu Biệt Thự chung cư HC Golden City, Phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Người bệnh muốn khám chữa bệnh Tiêu hóa bằng y học cổ truyền, đông y có thể tham khảo các đơn vị bệnh viện như Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội,... Bên cạnh đó để thuận tiện, nhanh chóng hơn trong thăm khám có thể lựa chọn các đơn vị phòng khám như Phòng khám Đông Y Phúc Lâm An.

Phòng khám Phúc Lâm An là đơn vị chuyên sâu khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong đó, với nhóm bệnh về Tiêu hóa, đơn vị thăm khám và điều trị hiệu quả, an toàn nhiều bệnh lý như bệnh trĩ, bệnh dạ dày, đại tràng,... 

Trực tiếp thăm khám tại đơn vị là các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, công tác tại bệnh viện y học cổ truyền có tiếng (Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội...) nên người bệnh có thể tin tưởng.

BookingCare cũng lưu ý khi lựa chọn điều trị bệnh bằng đông y người bệnh nên tìm hiểu, thăm khám để bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp. Tránh tình trạng tin vào các quảng cáo, tự điều trị bằng thuốc đông y không rõ nguồn gốc. 

Khám đi ngoài ra máu tại bằng phương pháp đông y tại Phòng khám Phúc Lâm An
Khám đi ngoài ra máu tại bằng phương pháp đông y tại Phòng khám Phúc Lâm An - Ảnh: Google Review

2. Bệnh viện Hưng Việt - Hà Nội

  • Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Hưng Việt là bệnh viện tư nhân được thành lập từ năm 2012, nổi bật với thế mạnh về khám, chữa, tư vấn ung bướu và các bệnh tiêu hóa. Một trong những nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra máu, có thể kể tới bệnh ung thư đại tràng, ung thư trực tràng. Nếu bạn đọc nghi ngờ bản thân có thể mắc phải căn bệnh này thì nên lựa chọn thăm khám tiêu hóa tại Bệnh viện Hưng Việt.

Chuyên gia tiêu hóa nổi bật được bệnh nhân tin cậy thăm khám tại Bệnh viện Hưng Việt là GS.TS.BS Hà Văn Quyết:

  • Trên 35 năm trong lĩnh vực bệnh lý Tiêu hóa
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Tu nghiệp về chuyên khoa Tiêu hóa tại Mỹ, Singapore, Hàn Quốc

3. Phòng khám Mediplus - Hà Nội

  • Địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Mediplus là phòng khám tư nhân tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong quá trình thăm khám giúp tối ưu thời gian và mang lại trải nghiệm thoải mái cho bệnh nhân.

Phòng khám Mediplus trang bị đầy đủ hệ thống máy nội soi, chụp chiếu, xét nghiệm giúp phát hiện những bất thường bên trong cơ thể, chẩn đoán chính xác nguyên nhân của hiện tượng đi ngoài ra máu.

Bác sĩ thăm khám tiêu hóa nhận được nhiều lời khen là TS.BS Phạm Bình Nguyên (gần 20 năm kinh nghiệm, hiện công tác tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai).

Phòng khám Mediplus thăm khám tất cả các ngày trong tuần, ở cả trong và ngoài giờ hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho những bạn đọc bận rộn đến thăm khám tiêu hóa.

Khu vực thăm khám hiện đại, khang trang của Phòng khám Mediplus
Khu vực thăm khám hiện đại, khang trang của Phòng khám Mediplus - Ảnh: mediplus.vn

4. Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM

Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện hàng đầu ở TPHCM và khu vực miền Nam. Chuyên khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn luôn được đánh giá cao với về cả yếu tố con người (đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng) và cả yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Hằng ngày Bệnh viện Chợ rẫy tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân thăm khám tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài ra máu,... thế nên các sĩ chuyên khoa tiêu hóa được rèn luyện kỹ năng xử lý linh hoạt, khả năng chẩn đoán chính xác.

Tuy nhiên do là bệnh viện công hạng Đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế thế nên có rất đông bệnh nhân tới thăm khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi ngày. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, được hướng dẫn đi khám, bạn đọc có thể đặt lịch khám tiêu hóa trước qua BookingCare.

5. Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn - TPHCM

  • Địa chỉ: 171 Đường Trường Chinh, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn là bệnh viện lớn ở Quận 12, nằm ở vị trí thuận tiện cho bệnh nhân thăm khám. Chuyên khoa Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa được Bệnh viện đầu tư phát triển. 

Bạn đọc gặp tình trạng đi ngoài ra máu có thể thăm khám tại Khoa nội tiêu hóa của Bệnh viện. Tại đây, bệnh viện triển khai chuyên nghiệp các xét nghiệm, nội soi tiêu hóa, chụp chiếu giúp tiết kiệm thời gian và chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bệnh viện còn có nhân viên hướng dẫn thế nên bệnh nhân lần đầu thăm khám hay nội soi gây mê cũng không phải quá lo lắng.

Bệnh nhân gặp tình trạng đi ngoài ra máu có thể trực tiếp đặt khám với PGS.TS.BS lê Quang Quốc Ánh tại BV Tâm Trí Sài Gòn. Là một chuyên gia tiêu hóa đầu ngành, PGS Quốc Ánh sẽ  đưa ra những lời tư vấn hữu ích, kết quả thăm khám chính xác và hiệu quả.

Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn nằm ở Quận 12
Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn nằm ở Quận 12 - Ảnh: Google Review

6. Phòng khám chuyên khoa Nội An Phước - TPHCM

  • Địa chỉ:391/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Dù mới thành lập từ năm 2017, Phòng khám Nội An Phước đã trở thành  một địa chỉ đáng tin cậy cần khám Tiêu hòa - Gan mật chuyên sâu hay chọn lựa Nội soi Tiêu hóa. Phòng khám có sự đóng góp của các Bác sĩ chuyên khoa sâu làm việc tại các bệnh viện lớn trong thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Đại Học Y Dược Hồ Chí Minh,...

Thăm khám đi ngoài ra máu tại đây, bạn đọc có thể lựa chọn ThS.BS Hứa Thúy Vi:

  • Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Nội An Phước
  • Hơn 10 năm công tác tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115
  • Bác sĩ nhận khám cho bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể chọn dịch vụ tư vấn bác sĩ từ xa thông qua Video trực tuyến. Bệnh nhân ở nhà kết nối bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

Như vậy, trên đây là những thông tin đáng chú ý xoay quanh triệu chứng đi ngoài ra máu. Đi nhận thấy các dấu hiệu của đi ngoài ra máu diễn ra kéo dài trên 2 tuần hoặc có thêm các triệu chứng mệt mỏi, sút cân,... thì bạn đọc nên nhanh chóng thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán kịp thời, tránh diễn biến nặng.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-di-ngoai-ra-mau-n141810.html
2. http://suckhoedoisong.vn/di-ngoai-ra-mau-tuoi-bao-dong-do-cua-benh-tri-n126648.html
3. http://suckhoedoisong.vn/-benh-tri-khi-nao-can-phau-thuat-n114299.html
4. https://medlatec.vn/tin-tuc/di-ngoai-ra-mau-tuoi--cho-voi-chu-quan-s195-n17788
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/