Điều trị viêm amidan mãn tính

Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan mãn tính
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan mãn tính - Ảnh: Pixabay
Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Phẫu thuật cắt bỏ amidan chính là cách điều trị bệnh triệt để.

Viêm amidan mãn tính (mạn tính) là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Đây là bệnh Tai Mũi Họng thường gặp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. 

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái.

Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amidan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amidan có thể nhỏ lại (viêm xơ teo).

Nguyên nhân 

Các tác nhân gây viêm amidan mạn tính: 

  • Vi khuẩn: liên cầu tan huyết nhóm A, S.pneu hemophilus, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí
  • Virus: cúm, sởi, ho gà...

Có nhiều nguyên nhân thuận lợi gây viêm amidan:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao...)
  • Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
  • Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng
  • Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn náu và phát triển của vi khuẩn.

Biểu hiện của viêm amidan mạn tính 

Bệnh nhân viêm amidan mạn thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác vướng víu nơi cổ họng, cảm thấy đau nhức, ho khan, khàn tiếng, hôi miệng…
  • Sốt cao, thường xuyên kiệt sức, đau nhức, xuất hiện hạch trong góc hàm
  • Bị đau họng thường xuyên, cảm giác đau khi nuốt thức ăn, khô họng và có đờm trong họng
  • Khi há to miệng để quan sát sẽ thấy được niêm mạc họng sưng đỏ với khối amidan sưng to, khe rãnh nổi mủ, đôi khi còn hình thành ổ áp xe xung quanh amidan…
  • Trẻ em khi ngủ thở khò khè kèm theo tiếng ngáy to…

Xem thêm bài viết 

Điều trị viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính, vấn đề điều trị chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

Phẫu thuật cắt bỏ amidan bằng phương pháp Sluder với trẻ em và phương pháp bóc tách với người lớn. Hiện nay, thường làm với phương pháp bóc tách qua gây mê nội khí quản.

Trong các trường hợp không cắt được amidan (vì các chống chỉ định) thì có thể thực hiện: đốt nóng bằng điện, đốt hay cắt lạnh bằng ni-tơ lỏng hay tia xạ trị liệu.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan không được áp dụng thực hiện với người mắc bệnh rối loạn đông máu, cao huyết áp, suy tim, suy thận, người đang viêm họng cấp tín có biến chứng áp xe amidan, nhiễm virus cấp tính: cảm cúm, viêm xoang, mụn nhọt hay người có sức để kháng yếu...

Phòng tránh viêm amidan mạn tính

  • Giữ vệ sinh môi trường sống, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, có cơ địa dị ứng.
  • Có biện pháp phòng tránh, bảo vệ bản thân tốt khi có những vụ dịch liên quan đến đường hô hấp, khi thời tiết giao mùa...
  • Điều trị triệt để các bệnh lý mũi họng khác như viêm V.A, viêm mũi, viêm xoang mạn tính, viêm răng miệng...
  • Luyện tập thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng
    của bản thân.

Khám và phẫu thuật amidan ở đâu tốt?

Viêm amidan mãn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nhẹ thì ảnh hưởng tới sức khỏe, nặng thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn: loét amidan, viêm họng mạn tính, viêm phế quản…

Vì thế, việc thăm khám Tai Mũi Họng thường xuyên, nhất là khi có triệu chứng của bệnh là rất cần thiết.

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Bệnh viện Đa khoa An Việt
  • Trung tâm Y khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Phòng khám Tai Mũi Họng ENTIC 
  • Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai...

Tại TP.HCM 

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
  • Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Phòng khám đa khoa Quốc tế Exson...