Hiểu về bệnh Thoái hóa khớp gối qua lời của chuyên gia

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/09/2018, Cập nhật lần cuối: 01/08/2023

Vấn đề chữa trị Thoái hóa khớp gối luôn được nhận được sự quan tâm, nhất là đối với những người đang phải đối mặt với đau đớn và khó chịu do bệnh gây ra trong quá trình sinh hoạt và di chuyển.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở những người trung và cao tuổi (Ảnh: flickr)

Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng sức khỏe về cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay.

Để hiểu rõ hơn về cách chữa trị bệnh này, bác sĩ Wade Brackenbury - chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống – Phòng khám trị liệu Thần kinh - Cột sống ACC sẽ giải đáp thắc cụ thể sau đây.

Chức năng và giải phẫu của khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất của cơ thể. Khớp gối có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, là phần nối giữa phần chân trên và chân dưới, giúp chân cử động dễ dàng. Khớp gối gồm phần lồi của xương lồi cầu đùi và xương chày và mặt sau của xương bánh chè.

Đây là một trong những khớp dễ bị tổn hại nhất, chỉ sau khớp vai và khớp hông. Quả thật khớp gối chính là bộ phận dễ bị thoái hóa cũng như gặp phải các chấn thương.

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý như thế nào

Tất cả các khớp xương trên cơ thể đều có khả năng bị thoái hóa. Khớp gối cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Cấu trúc của khớp gối gồm xương, sụn, và xương. Xương và sụn cách nhau bởi một lớp dịch khớp.

Khi khớp gối cử động, chúng ta gây tác động tổn hại đến sụn khớp, và theo cơ chế tự nhiên cơ thể sẽ phục hồi ngay sau đó. Cơ chế này cũng tương tự với các khớp khác trong cơ thể.

Hầu hết các khớp có thể hoạt động được lên đến cả trăm năm, ví dụ như với người 90 tuổi thì vẫn có thể cử động và sử dụng được khớp khuỷu tay và khớp đầu gối, chỉ cần khớp gối vẫn phục hồi được.

Nhưng vấn đề gặp phải với khớp gối và với các khớp khác, là trong trường hợp chấn thương thể thao dẫn tới tổn thương sụn khớp, khiến khớp không còn tuân theo cơ chế hoạt động bình thường được nữa, dần dần sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp.

Một nguyên nhân khác của thoái hóa khớp gối là do tật bàn chân phẳng, hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi lòng bàn chân quá phẳng, không có vòm, thì khi đi đứng sẽ khiến khớp gối bị xoay chuyển. Mỗi khi đi lại, khớp gối bị xoay không đúng vị trí, trong thời gian dài sẽ bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối qua các giai đoạn (Ảnh: Internet)

Đâu là những biến chứng nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Không chỉ với khớp gối mà bất kì khớp nào cũng vậy, một khi bị tổn hại sẽ gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể nữa. Ví dụ, khi bị đau đầu gối, dáng đi của bạn sẽ thay đổi theo xu hướng làm sao để tránh bị đau.

Tư thế đi không đúng có thể khiến bạn bị đau lưng. Sau đó, vì bị đau lưng, bạn sẽ thay đổi tư thế ngồi, dẫn đến những cơn đau vai gáy.

Rất thường thấy là vấn đề ở khớp đầu gối sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như lưng, cổ… Ngay cả khi bạn chỉ bị thoái hóa khớp gối bên phải, sau một thời gian nhằm giảm tác động và tránh đau lên khớp gối phải, bạn sẽ phải dồn lực lên khớp gối trái, dần dần gây viêm khớp đầu gối trái.

Nói tóm lại, vấn đề lớn nhất là thoái hóa khớp gối có thể gây tác động lên những khớp khác của cơ thể, đồng thời nếu để tiến triển quá lâu thì bệnh sẽ trở nặng và không thể cứu chữa được nữa.

Phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay

Phương pháp điều trị hiệu quả cho thoái hóa khớp gối còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh đang tiến triển đến giai đoạn nào.

Nếu bệnh nhân chỉ mới chớm bị bệnh, và nguyên nhân là do bàn chân bẹt, thì việc đầu tiên cần phải làm là điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình bàn chân.

1. Điều trị bằng đế chỉnh hình bàn chân

Là một loại đế đặc biệt được thiết kế chính xác để đặt vào trong giày hoặc gắn trên mặt đế của dép hoặc dép có quai hậu (xăng-đan),giúp làm giảm thiểu những cơn đau khác nhau.

Đế chỉnh hình được đo ni đóng giày cho từng bệnh nhân với từng tình trạng bệnh khác nhau qua thiết bị đo lòng bàn chân của Thụy Sỹ. Nhiều trường hợp với phụ nữ trung niên Việt Nam, chỉ cần chỉnh lại bàn chân, thì khớp gối sẽ có thể phục hồi bình thường.

2. Điều trị bằng tia laser, sóng xung kích, bài tập vật lí trị liệu để giảm sưng viêm

Nếu khớp gối bị sưng viêm nhiều, gây cho bệnh nhân nhiều đau đớn, ngoài việc điều trị bàn chân bẹt, có thể kết hợp với các phương pháp vật lí trị liệu như tia laser, sóng xung kích hay các bài tập vật lí trị liệu phục hồi chức năng để giảm sưng viêm.

  • Tia laser thế hệ thứ IV là loại tia có bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất hiện nay, với khả năng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả.
  • Sóng xung kích Shockwave là dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào những điểm đau.
  • Sóng âm mang năng lượng cao sẽ tương tác với các mô trong cơ thể, tạo ra tác động cục bộ; thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào; giảm đau và khôi phục khả năng vận động.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị bằng thoái hóa khớp gối Tia laser thế hệ thứ IV (Ảnh: Phòng khám ACC)

Đối với những ca bệnh nặng hơn, sẽ phải áp dụng biện pháp mạnh hơn, ví dụ như tình trạng phá hủy sụn khớp đã quá nặng nề, các bác sĩ buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật. Các bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống không áp dụng phương pháp phẫu thuật trong phác đồ điều trị, tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, có thể sẽ phải chuyển bệnh nhân đến cho bác sĩ ngoại khoa thực hiện phẫu thuật thay khớp gối.

Bệnh nhân đau khớp gối đừng nên tự ý dùng thuốc vì thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và có thể gây ra các tác dụng phụ đáng tiếc. Nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được điều trị tận gốc.

Xem thêm bài viết:

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa thoái hóa khớp gối. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn từ xa về Cơ-Xương-Khớp thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Theo bác sĩ Wade Brackenbury chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống – Phòng khám trị liệu Thần kinh - Cột sống ACC
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/