Khàn tiếng do bệnh thanh quản

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 20/07/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm, rõ vần, rõ tiếng, thậm chí nói không thành tiếng.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khàn tiếng là mắc các bệnh liên quan tới thanh quản
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khàn tiếng là mắc các bệnh liên quan tới thanh quản - Ảnh: Voh

Do thanh quản nằm ở cửa ngõ của đường hô hấp dưới với các chức năng đảm nhiệm là: thở, phát âm và bảo vệ phổi, nên các bệnh lý của thanh quản đều ảnh hưởng lên 3 chức năng này, biểu hiện hay gặp nhất là khàn tiếng, khó thở và ho.

Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm, rõ vần, rõ tiếng, thậm chí nói không thành tiếng. Người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng và điều trị trước khi tình trạng khàn tiếng ngày càng nặng. 

Các bệnh thanh quản là nguyên nhân gây ra khàn tiếng

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khàn tiếng là mắc các bệnh liên quan tới thanh quản như:

  • Viêm thanh quản cấp tính
  • Viêm thanh quản mạn tính
  • Hạt xơ dây thanh quản
  • Các u lành tính: u xơ, polyp…
  • Nấm thanh quản
  • Lao thanh quản

Triệu chứng 

Khàn tiếng là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các bệnh liên quan tới thanh quản. Ngoài biểu hiện hay gặp là khàn tiếng kéo dài thì còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

  • Ngứa cổ họng
  • Ho thành cơn, những cơn ho có thể xuất hiện bất cứ lúc nào
  • Nuốt rất đau đớn
  • Không ăn uống được
  • Người gầy sút, mệt mỏi, suy sụp...

Khi có những triệu chứng trên, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị ban đầu. 

Điều trị khàn tiếng do bệnh thanh quản

Điều trị khàn tiếng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp:

  • Nếu khàn tiếng do viêm thanh quản cấp thì phải dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề, vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Giữ ấm vùng cổ họng, kiêng nói trong vài ngày, hạn chế nói chuyện hay ho khạc để thanh quản được nghỉ ngơi.
  • Nếu đã điều trị trên 1 tuần mà tình trạng bệnh không giảm thì cần phải đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để phát hiện kịp thời những tổn thương thực thể tại thanh quản hay các bệnh cơ thể khác.
  • Đối với các bệnh như hạt xơ, polyp thanh quản, u nang dây thanh... cần phẫu thuật điều trị.

Phòng tránh bệnh khàn tiếng

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh khàn tiếng hoặc giúp bệnh nhanh khỏi hơn nếu bạn đang trong tình trạng khàn tiếng bằng cách:

  • Khi mất tiếng nên hạn chế nói hoặc nếu cần thiết sử dụng các phương tiện hỗ trợ như micro, loa… để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, giữ ấm vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, rượu bia, thuốc lá.
  • Súc miệng với nước muối hàng ngày.
  • Nghỉ ngơi, không làm việc quá sức khi mắc bệnh.
  • Sử dụng những đồ uống có khả năng giữ ấm như: trà gừng, mật ong…
  • Không uống nước đá, bỏ thói quen uống nước đá, nhất là trong những ngày nắng nóng.
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa khàn tiếng do bệnh thanh quản. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/khan-tieng-chua-the-nao-n108173.html
2. http://www.dieutri.vn/taimuihong/25-4-2011/s304/viem-thanh-quan-khan-tieng.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/