Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Đi khám ở đâu tốt?
Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy...Thực tế thì giấc ngủ ngon vẫn là mơ ước của nhiều người.

Giấc ngủ ngon chính là sức mạnh siêu phàm mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe mỗi người chúng ta. Làm thế nào để ngủ ngon giấc là mong ước của nhiều người vì thực tế ngày nay, mất ngủ là một vấn đề của thời đại chúng ta đang sống.
Mất ngủ thường có những biểu hiện như khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ.
Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý.
Mất ngủ là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 - 11 giờ.
Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy...
Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.
Các dấu hiệu mất ngủ
Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có lẽ liên quan tới sự thay đổi hormon. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.
Nhìn chung, mất ngủ thường có những dấu hiệu sau.
- Khó ngủ.
- Khó duy trì giấc ngủ.
- Thức dậy sớm.
- Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
- Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.

Nguyên nhân gây mất ngủ
Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau.
- Căng thẳng, stress, mắc các rối loạn tâm lý, tâm thần.
- Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
- Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,...
- Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
- Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm...
Đối với nguyên nhân mất ngủ mạn tính thì nguyên nhân chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần:
- Bệnh lý đa khoa: Dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản...
- Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ (trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương...).
- Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: Chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ...
Ngoài ra còn một số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau...
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo sức khỏe đời sống, mất ngủ kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí là do cơ thể đang gặp bệnh nặng nào đó.
Bệnh dị ứng
Trong không khí có các chất gây dị ứng làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi.
Những triệu chứng này xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng, gây ra bệnh mất ngủ.
Bệnh viêm khớp
Những người bị viêm khớp gặp khó khăn khi ngủ. Viêm khớp và giấc ngủ tạo ra một vòng luẩn quẩn, bởi bệnh gây ra viêm và lo lắng, khiến người bệnh không ngủ được...
Việc thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng viêm khớp và gây đau.
Bệnh tim
Bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi khác cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
Các vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức làm các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ đối với những người nằm trong độ tuổi từ 45 đến 64.
Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống. Một số triệu chứng khác như viêm nướu, đau họng, ợ hơi và hôi miệng. Chính những triệu chứng này gây ra bệnh mất ngủ.
Thay đổi nội tiết tố
Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
Một số bệnh lý tâm thần gây mất ngủ
Trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu và các chất dạng thuốc phiện) tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.
Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng gây ra bệnh mất ngủ.
Xem thêm Clip:
Mất ngủ là do bệnh gì
- Thực hiện: VTV3
- Khách mời: Giáo sư Nguyễn Văn Thông
- Thời lượng: 03 phút 40 giây
Mất ngủ đi khám và điều trị ở đâu tốt?
Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ.
Như vậy, khi bị mất ngủ người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa về mất ngủ để được thăm khám, tư vấn và điều trị. Các bác sĩ khám và điều trị mất ngủ trực thuộc chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
Bên cạnh đó, nếu mất ngủ là do nguyên nhân gây ra bởi các bệnh lý khác như thần kinh, dị ứng, tiêu hóa, tim mạch...thì kết hợp đi khám với bác sĩ ở các chuyên này để được thăm khám và điều trị nguyên nhân gây chứng mất ngủ.
Khám tư vấn với bác sĩ từ xa
Bên cạnh đi khám tại các bệnh viện phòng khám, thì ngày nay người bệnh có thể đặt khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video trực tuyến.
Bệnh nhân ở nhà, gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video
Bác sĩ khám tư vấn mất ngủ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.
2. https://suckhoedoisong.vn/mat-ngu-keo-dai-coi-chung-mac-benh-trong-n172319.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
7 bác sĩ giỏi khám chữa Mất ngủ - Rối loạn giấc ngủ tại Hà Nội (phần 1)
9 bệnh viện, phòng khám chữa Mất ngủ uy tín ở Hà Nội
8 địa chỉ khám chữa Mất ngủ tốt tại TPHCM
6 địa chỉ khám chữa Mất ngủ do căng thẳng - stress uy tín tại TPHCM
Mất ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị không dùng thuốc
Mất ngủ: Cách điều trị đứt điểm và một số sai lầm thường gặp
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Cao huyết áp
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English