Mất răng: Nguyên nhân, biến chứng và phương pháp điều trị
Mất răng: Nguyên nhân, biến chứng và phương pháp điều trị
Mất răng
Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh: BookingCare

Mất răng: Nguyên nhân, biến chứng và phương pháp điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/05/2024 | Cập nhật lần cuối: 12/05/2024
Mất răng là tình trạng khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý cho người bệnh.

Mất răng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Cùng BookingCare tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng và phương pháp điều trị mất răng qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mất răng là gì?

Ngày nay, mất răng là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây mất răng:

  • Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới mất răng. Bởi sâu răng sẽ phá hủy từ từ các mô của răng, sau đó lan tới thân răng và chân răng. Về lâu dài nếu không được điều trị sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng đến răng và vùng niêm mạc miệng xung quanh.
  • Viêm nha chu là hậu quả của quá trình chăm sóc răng miệng kém. Về lâu dài nếu không được điều trị có thể dẫn tới mất răng, tiêu xương.
  • Tai nạn hoặc chấn thương có thể gây ra việc mất răng đột ngột. Sự va chạm mạnh có thể gây gãy hoặc mất hoàn toàn một hoặc nhiều răng.
  • Lão hóa là một tiến trình tự nhiên của cơ thể dẫn tới mất răng ở những người cao tuổi.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Sử dụng thuốc lá, đồ uống có gas, cafe,… có thể làm hại nướu và răng.

Biến chứng của mất răng

Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Dưới đây là những hậu quả của tình trạng mất răng mang lại:

  • Giảm chức năng nhai: Đây là hậu quả đầu tiên và dễ nhìn thấy nhất của tình trạng mất răng. Khi răng bị mất, quá trình cắt xé, nghiền nhỏ thức ăn bị ảnh hưởng, dẫn tới khó khăn trong việc tiêu hóa.
  • Mất thẩm mỹ: Hai hàm răng không chỉ có chức năng tiêu thụ thức ăn mà còn góp phần tạo nên tổng thể hài hoà cho mỗi cá nhân. Mất răng lâu năm dẫn tới tiêu xương, lệch khớp cắn và làm thay đổi diện mạo theo chiều hướng xấu. Điều này dẫn tới sự tự ti khi giao tiếp và ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần của người bệnh.
  • Suy giảm chức năng nói: Răng là một bộ phận quan trọng tham gia vào quá trình phát âm. Mất răng có thể khiến người bệnh phát âm bị ngọng và không thể tạo ra các âm gió chuẩn xác.
  • Tiêu xương là biến chứng nặng của tình trạng mất răng lâu ngày. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra nhiều khó khăn cho việc làm phục hình răng.
  • Lệch khớp cắn: Là do khi bị mất răng, các răng còn lại có xu hướng di chuyển lại gần nhau dẫn tới sai lệch vị trí.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe: Mất răng về lâu dài có thể dẫn tới các bệnh lý như đau dạ dày, đau đầu, đau cổ vai,…
Người bệnh đau nhức răng
Tình trạng đau nhức, khó nhai khi mất răng - Ảnh: Freepik

Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng

Ngày nay với sự phát triển của chuyên ngành nha khoa đã có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng mất răng hiệu quả. Dưới đây là những cách khắc phục mất răng hiệu quả:

  • Cấy ghép implant là phương pháp phục hồi tình trạng mất răng tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Với ưu điểm là an toàn và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên đi đôi với chất lượng thì chi phí trồng implant khá cao.
  • Hàm giả tháo lắp là cách khắc phục mất răng được áp dụng chủ yếu cho những người cao tuổi. Ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp. Nhược điểm là tính thẩm mỹ và tuổi thọ của hàm răng giả không cao. Đặc biệt là phương pháp này không thể ngăn cản được quá trình tiêu xương tự nhiên do mất răng.
  • Kết cầu và răng giả: là một giải pháp thay thế răng bị mất bằng cách đặt răng giả lên một khung cầu hoặc răng giả. Phương pháp này chỉ được áp dụng ở các trường hợp mất ít răng, các răng nằm trên cùng một hàm và hai răng lân cận còn chắc khỏe.
  • Tùy theo tình trạng mất răng, độ tuổi và kinh phí của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

Những biện pháp dự phòng mất răng

Việc duy trì sức khỏe răng miệng đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng mất răng. Dưới đây là những biện pháp dự phòng mà bạn có thể tham khảo:

  • Chăm sóc răng miệng hằng ngày: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn.
  • Hạn chế các thói quen xấu trong sinh hoạt như hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều loại thức uống có ga, café,…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng sức mạnh cho răng và xương.
  • Khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng. 

Mất răng là một trong những vấn đề sức khỏe cần quan tâm và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ khuôn mặt. Hãy đến gặp nha sĩ uy tín để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết