Những điều cần biết khi đi khám trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 31/10/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Những điều cần biết khi đi khám trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Người dùng chia sẻ)

Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20 - 45% dân số (chủ yếu là nam giới). Nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, "bệnh khó nói" này có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang là một trong những địa chỉ khám trĩ uy tín đang được nhiều người dân mắc bệnh trĩ trên cả nước tìm tới. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ chi tiết về quy trình cũng như một số thông tin cần thiết giúp việc khám trĩ của bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thuận lợi, nhanh chóng.

Trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ:

  • Đại tiện ra máu
  • Sa búi trĩ
  • Đau rát vùng hậu môn
  • Chảy dịch.
  • Ngứa hậu môn

Tại sao nên khám trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội?

Nhiều máy móc, trang thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại. (Ảnh: benhviendaihocyhanoi.com)

Là cơ sở y tế đa khoa trực thuộc trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sở hữu đa dạng các chuyên khoa như: Tim mạch, Thần kinh - Cột sống, Tiêu hóa, Nam học,... nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng nâng cao của người dân.

Cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được trang bị, sử dụng các hệ thống thiết bị y tế hiện đại để phục vụ khám chữa bệnh như:

  • 8 hệ thống nội soi khám tiêu hóa độ phân giải cao; máy chụp cộng hưởng từ 1,5T (2 hệ thống)
  • Hệ thống máy chụp mạch số hóa và hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất như Cobas 8000 hãng Roche, Advia 1800, 2400, Centau XP, XPT...

Hàng năm có hàng chục chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành đến làm việc, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, mở nhiều hội thảo khoa học chuyên sâu và cũng có hàng chục bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện được cử ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.

Quy trình khám trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Đến quầy tiếp đoán khai thông tin cá nhân, xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển tuyến và các giấy tờ liên quan. Đồng thời đóng tiền phiếu khám và nhận số thứ tự, phòng khám.
  • Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì vào phòng khám, bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm.
  • Bước 3: Đến quầy thu ngân đóng tiền xét nghiệm, nhận số thứ tự và số phòng làm các xét nghiệm.
  • Bước 4: Làm các xét nghiệm đã được chỉ định và chờ lấy kết quả.
  • Bước 5: Mang kết quả trở lại phòng khám, nghe bác sĩ kết luận bệnh và kê đơn thuốc. Lưu kết quả xét nghiệm, đơn thuốc vào bệnh án ngoại trú.
  • Bước 6: Đến quầy dược nhận thuốc theo đơn bác sĩ đã kê trước đó.
  • Bước 7: Trở lại quầy thu ngân để thanh toán.

Đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Đến quầy tiếp đoán khai thông tin cá nhân, xuất trình các giấy tờ liên quan, đóng tiền phiếu khám và nhận số thứ tự, phòng khám.
  • Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì vào phòng khám, bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm.
  • Bước 3: Đến quầy thu ngân đóng tiền xét nghiệm, nhận số thứ tự và số phòng làm các xét nghiệm.
  • Bước 4: Làm các xết nghiệm đã được chỉ định và chờ lấy kết quả.
  • Bước 5: Mang kết quả trở lại phòng khám, nghe bác sĩ kết luận bệnh và kê đơn thuốc.

Khám trĩ tại khoa nào?

Khoa Khám bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân và người nhà có thể đến khám trĩ ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại:

  • Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu

Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng

  • Địa chỉ: Tầng 1, nhà A5, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Các buổi sáng trong tuần, từ thứ 2 đến sáng thứ 7
  • Chuyên khám và điều trị ngoại trú cho người bệnh.

Bệnh nhân và người nhà muốn đến khám trĩ tại Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng phải đặt hẹn trước. Do đó, số lượng khám mỗi buổi không quá đông, đảm bảo chất lượng khám bệnh tốt nhất, tránh những yếu tố làm người bệnh không hài lòng (khám vội, khám không kỹ, không thân thiện, ban ơn…)

Khoa Khám bệnh

  • Địa chỉ: Tầng 1, nhà A2, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 (thứ 7 chỉ làm buổi sáng).

Hiện tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 36 phòng khám các chuyên khoa Nội, Ngoại, Tiêu hóa ... Mỗi ngày Khoa tiếp nhập khám cho khoảng 1.500 – 2.000 lượt người bệnh đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Ngoài chức năng khám và điều trị bệnh nội trú, khoa còn khám chữa bệnh ngoại trú cho mọi đối tượng có nhu cầu.

Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu

  • Địa chỉ: Tầng 3, nhà A2, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: Các buổi sáng trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7.

Khoa chuyên thực hiện các phẫu thuật và thủ thuật chuyên sâu, kĩ thuật cao, tiên tiến, hiện đại. Mọi thủ tục khám chữa tại đây rất nhanh chóng, không rườm rà, giúp người bệnh có thể tiết kiệm được tối đa thời gian chờ đợi.

Xem thêm bài viết 

Điều trị trĩ tại Bệnh viện Đại học Y như thế nào?

Bệnh nhân đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Người dùng chia sẻ)

Điều trị nội khoa

  • Chế độ ăn: Nhiều chất xơ như các loại rau, hoa quả; Uống nhiều nước.
  • Thuốc: Dùng đường toàn thân hoặc tại chỗ. Các thuốc dùng đường toàn thân như: Daflon, Gincor…
  • Các thuốc dùng tại chỗ đặt vào hậu môn như: Titanoreine, Suppositoire Midy, Protoloc…

 Điều trị bằng thủ thuật

  • Tiêm xơ
  • Thắt trĩ bằng vòng cao su
  • Các biện pháp khác như: Chiếu tia hồng ngoại, đốt điện, laser, Nito lỏng…

Điều trị ngoại khoa

Các phương pháp mổ mở truyền thống:

  • Ferguson
  • Sulivan
  • Milligan-Morgan

Lưu ý: Ưu điểm là dễ thực hiện, giá thành rẻ nhưng đau nhiều sau phẫu thuật do vùng tầng sinh môn là nơi tập trung nhiều thần kinh cảm giác. Mặt khác dễ để lại các biến chứng như chảy máu, hẹp hậu môn, tỉ lệ tái phát cao.

 Phẫu thuật hiện đại: Phẫu thuật Longo

  • Nguyên tắc: Triệt mạch hoàn toàn các mạch trĩ và khâu treo.
  • Chỉ định điều trị: Trĩ nội sa độ 2, 3, 4, trĩ hỗn hợp, trĩ gây biến chứng chảy máu, tắc mạch…

Ưu điểm: Ít đau do can thiệp vào phần ống tiêu hóa không có thần kinh cảm giác đau. Nhanh hồi phục và có thể xuất viện trong ngày. Ít xảy ra các biến chứng như: Chảy máu trong và sau mổ, hẹp hậu môn…và hầu như không tái phát.

3 lưu ý khi đi khám trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Mỗi ngày, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phải tiếp đón một lượng bệnh nhân khá đông. Do đó, người bệnh nên thu xếp đi khám vào giữa tuần và để không phải chờ đợi lâu.
  • Khi xếp hàng chờ khám bệnh, tốt nhất nên để ý tới tài sản cá nhân của mình để tránh trường hợp xấu xảy ra. Hơn nữa, vì trong thời gian chờ đợi, lượng bệnh nhân khá đông nên rất dễ gây ra tình trạng mất cắp.
  • Nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên khoa có tiếng thường chỉ làm việc một số ngày trong tuần. Vì vậy, nếu muốn được khám với những bác sĩ này, người bệnh nên tìm hiểu trước thông tin về lịch làm việc, thời gian làm việc để thuận tiện sắp xếp kế hoạch đi khám.

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
  • Uống nhiều nước
  • Tập luyện
  • Tránh đứng hoặc ngồi lâu
  • Không nên căng thẳng
  • Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Xem thêm bài viết

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/benh-tri-va-cac-trieu-chung-cua-benh-tri-n126647.html
2. https://suckhoedoisong.vn/benh-tri-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-n114287.html
3. http://benhviendaihocyhanoi.com/bai-viet/gioi-thieu/gioi-thieu-benh-vien-dai-hoc-y-ha-noi
4. http://phauthuatnoisoi.vn/news/Tin-trong-nganh/Benh-Tri-La-Gi-Dieu-Tri-Benh-Tri-Nhu-The-Nao-kham-benh-tri-o-dau-472/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/