Những điều cần biết về Xét nghiệm chức năng thận
xét nghiệm chức năng thận
Những điều cần biết về xét nghiệm chức năng thận - Ảnh: BookingCare

Những điều cần biết về Xét nghiệm chức năng thận

Tác giả: - Xuất bản: 30/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/10/2023
Xét nghiệm chức năng thận có thể được sử dụng để chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan đến thận.

Xét nghiệm chức năng thận là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng của thận. Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất thải và chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, các chất thải và chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về ý nghĩa và những điều cần biết về xét nghiệm chức năng thận.

Ý nghĩa xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận là xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đánh giá thận của bạn hoạt động tốt như thế nào. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp chẩn đoán hoặc loại trừ hiện tượng nhiễm trùng trong cơ thể.

Hầu hết các xét nghiệm này đều đo mức lọc cầu thận (GFR). GFR đánh giá mức độ hiệu quả của thận trong việc loại bỏ chất thải khỏi hệ thống của bạn.

Những xét nghiệm chức năng thận có thể giúp bạn:

  • Chẩn đoán bệnh lý thận: Xét nghiệm chức năng thận có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lý thận, chẳng hạn như suy thận, viêm cầu thận,...
  • Theo dõi bệnh lý thận: Xét nghiệm chức năng thận có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh lý thận.
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý thận: Xét nghiệm chức năng thận có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý thận ở những người có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như béo phì, đái tháo đường,...

Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm chức năng thận có thể được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm
  • Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận
  • Khi có các biểu hiện suy thận như những bất thường khi đi tiểu ( tiểu đau, tiểu khó, nước tiểu có lẫn máu hoặc có bọt), phù, mệt mỏi, hơi thở có mùi amoniac, đau lưng/ cạnh sườn,...
  • Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng hoặc phẫu thuật các cơ quan khác…
  • Người mắc bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch hoặc đang dùng các loại thuốc có thể tác động đến thận cũng cần được xét nghiệm để kiểm tra mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận.

Các loại xét nghiệm trong xét nghiệm chức năng thận

Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh,... Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận. Cụ thể:

  • Xét nghiệm hoá sinh máu đánh giá chức năng thận bao gồm:
    • Xét nghiệm ure máu: Ure luôn tồn tại trong máu, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Ure máu tăng khi chế độ ăn chứa quá nhiều protein hoặc trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản,...
    • Xét nghiệm creatinine máu: Khi nồng độ creatinine máu tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Đặc biệt với bệnh nhân suy thận, cấp độ suy thận càng nặng, chỉ số creatinine càng cao.

    • Xét nghiệm acid uric máu: Xét nghiệm này ngoài để đánh giá chức năng thận còn dùng để chẩn đoán bệnh Gout, xác định các bệnh lý về khớp như viêm khớp, đau khớp…

    • Xét nghiệm điện giải đồ: Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể

    • Các xét nghiệm sinh hóa khác
  • Xét nghiệm nước tiểu: Mỗi một xét nghiệm sẽ có những chức năng riêng biệt như xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cho thấy bất thường liên quan đến dư thừa protein, máu, mủ, đường, vi khuẩn...:
    • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: 
    • Xét nghiệm protein niệu
    • Xét nghiệm microalbumin niệu
    • Xét nghiệm albumin niệu hoặc tỷ lệ albumin/creatinine
    • Xét nghiệm độ thanh thải creatinine
  • Thăm dò chức năng bằng hình ảnh học bao gồm: siêu âm và chụp CT – scan.

Những lưu ý khi xét nghiệm chức năng thận

Có một số yếu tố bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chức năng thận. Để tránh sự sai lệch, người làm xét nghiệm cần lưu ý một số điểm dưới đây.

  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng,...
  • Ngưng sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không ăn trong vòng 8-12 giờ trước khi xét nghiệm 
  • Không hút thuốc, uống rượu, bia trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm
  • Chuẩn bị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Như vậy trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm chức năng thận. Bạn đọc muốn tìm hiểu nhiều hơn có thể đọc thêm các bài viết trên chuyên mục Sống khỏe của BookingCare.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết