Vô sinh nam chiếm tới 40% trong các nguyên nhân gây vô sinh - hiếm muộn ở các cặp vợ chồng. Tình trạng này ngày càng phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và hạnh phúc các gia đình.
Vậy khi nào nên khám vô sinh nam? Quy trình khám vô sinh bao gồm những bước gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vô sinh hay hiếm muộn là vấn đề sức khỏe quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Hiểu một cách đơn giản, vô sinh là tình trạng không thể thụ thai tự nhiên ở các cặp vợ chồng dù đã quan hệ tình dục thường xuyên, đều đặn trong 01 năm hoặc 6 tháng với cặp vợ chồng trên 35 tuổi mà không dùng các biện pháp tránh thai.
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh - hiếm muộn. Ước tính có khoảng 40 % nguyên nhân vô sinh do nữ, 40% do nam, 10% do cả hai và 10 % vô sinh không rõ nguyên nhân.
Vô sinh nam có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm rối loạn tình dục như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương,, rối loạn vận chuyển tinh trùng do tắc ống dẫn tinh), khiếm khuyết tinh hoàn nguyên phát như teo tinh hoàn do quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn, bất thường di truyền và vô sinh không rõ nguyên nhân (chiếm 10%).
Vô sinh ở nam giới thường khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm vì không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, nam giới nên chủ động đi khám khi:
Để chẩn đoán và xác định nguyên nhân vô sinh nam, bác sĩ cần kết hợp khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm cần thiết thiết. Dưới đây là quy trình khám vô sinh nam mà bạn có thể tham khảo:
Sau khi hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:
Tinh dịch đồ: Phân tích mẫu tinh dịch nhằm đánh giá về số lượng, hình thái và độ di động của tình trùng. Nếu mẫu tinh dịch đồ có tình trạng giảm hoặc không có tinh trùng thì đây là một trong những dấu hiệu gây nên hiện tượng vô sinh ở nam giới.
Siêu âm: Các xét nghiệm chẩn đoán thường dùng như siêu âm tinh hoàn, siêu âm ổ bụng,… Siêu âm qua trực tràng được chỉ định để chẩn đoán tắc ống dẫn tinh. Siêu âm qua bìu nhằm xác định khối bất thường ở tinh hoàn và có thể xác định được giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn ẩn hoặc các bệnh lý tại tinh hoàn.
Xét nghiệm nội tiết: Nếu tinh dịch đồ cho kết quả bất thường, đặc biệt khi không có tinh trùng, mật độ tinh trùng dưới 10 triệu/ml, rối loạn tình dục, giảm ham muốn, liệt dương… bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm nội tiết tố: testosterone, FSH, LH, prolactin (PRL), nội tiết tuyến giáp.
Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm di truyền giúp bác sĩ chẩn đoán các trường hợp vô sinh ở nam giới liên quan tới các bệnh lý bẩm sinh hoặc di truyền. Thông qua các xét nghiệm gen và bộ nhiễm sắc thể có thể phát hiện một số bất thường di truyền gây vô sinh hiếm muộn như: đột biến mất đoạn AZF, đột biến gen CFTR trong xơ nang, Hội chứng Klinefelter (47XXY), Hội chứng Kallmann, jacobs…
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các cận lâm sàng khác như xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh nếu có nghi ngờ xuất tinh ngược dòng, sinh thiết tinh hoàn, chụp ống dẫn tinh, đánh giá mẫu tinh dịch bất thường ADN…
Xét nghiệm sàng lọc 1 số chỉ số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tân tiến, giúp điều trị các bệnh lý vô sinh hiệu quả.
Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp như điều trị viêm nhiễm, điều trị bằng hormone, phẫu thuật điều trị hay các phương pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), kỹ thuật MICRO TEST,…
Các nguyên nhân gây vô sinh nam không chỉ xuất phát từ bệnh lý mà còn liên quan mật thiết tới các thói quen sinh hoạt xấu. Do đó, thay đổi thói quen sống và sinh hoạt vợ chồng cũng góp phần không nhỏ hạn chế các bệnh lý vô sinh.
Một số phương pháp phòng ngừa vô sinh nam như:
Trên đây là những thông tin hữu ích về khám vô sinh ở nam giới mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ mang đến cho bạn đọc thông tin bổ ích. Nếu ai đang gặp các vấn đề về vấn đề sinh dục - sinh sản, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.