Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm quan trọng thường được thực hiện vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ nhằm phát hiện những bất thường chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi như dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 cho cả mẹ và con,....
Nếu mẹ bầu và người thân chuẩn bị làm xét nghiệm và quan tâm tới quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.
Nhìn chung quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khá đơn giản và dễ thực hiện, không gây đau đớn cho thai phụ. Tuy nhiên có một số lưu ý trước khi thực hiện, ví dụ như cần nhịn ăn, tạm dừng các thuốc gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết,...
Về việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không, BookingCare sẽ đề cập ở từng loại xét nghiệm. Còn lưu ý về việc sử dụng thuốc thì cần trao đổi kỹ càng hơn với bác sĩ.
Có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là:
Chuẩn bị:
Quy trình thực hiện:
Kết quả:
Kết quả chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có 2/3 kết quả thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
Chuẩn bị:
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Uống 50g glucose, đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ sau uống đường, nếu kết quả thu được ≥ 7,2 mmol/l thì làm tiếp bước thứ 2.
Bước 2: Bệnh nhân nhịn đói 8 giờ, uống 100g glucose pha trong 250-300ml nước. Đo mức glucose huyết tại các thời điểm: Lúc đói, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau uống đường.
Kết quả:
Sau bước thứ 2, bác sĩ có thể chẩn đoán thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ khi có 2/4 mẫu máu thỏa mãn các yêu cầu sau:
Như vậy, trên đây là quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến. Nếu thai phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết.