Suy hô hấp (SHH) cấp tính là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, gây ra tình trạng khó thở nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nắm rõ những thông tin, kiến thức cơ bản về bệnh là yếu tố quan trọng giúp mọi người ngăn chặn, phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
Hội chứng suy hô hấp được chia thành 2 dạng là suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mãn tính. Tuy nhiên, khi nhắc đến suy hô hấp, chúng ta thường mặc định là đang nhắc đến suy hô hấp cấp tính bởi đây là dạng bệnh suy hô hấp phổ biến nhất.
Trong trường hợp suy hô hấp cấp, sự trao đổi thông thường giữa oxy và/hoặc carbon dioxide (CO2) trong phổi không diễn ra hoặc diễn ra bất thường, gián đoạn. Kết quả là tim, não và các cơ quan khác không thể nhận đủ oxy hoặc trường hợp khác là có quá nhiều carbon dioxide trong máu, cản trở quá trình trao đổi khí.
Một người được xác định là bị suy hô hấp cấp khi PaO2 (áp lực riêng phần của oxy trong động mạch) < 60 mmHg và/hoặc PaCO2 (áp lực riêng phần của carbon dioxide trong động mạch) > 45 mmHg.
Suy hô hấp cấp được chia thành nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là 4 dạng suy hô hấp cấp phổ biến nhất:
Người bị suy hô hấp cấp loại này có nồng độ oxy trong máu rất thấp. Một số Nguyên nhân hay gặp là do viêm phổi, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim,... khiến quá trình oxy hóa máu bị gián đoạn.
Trong trường hợp này, lượng carbon dioxide (CO2) không được thải ra ngoài hết mà tồn đọng lại khiến nồng độ CO2 ngày càng tăng. Nguyên nhân có thể là do người bệnh sử dụng quá liều thuốc khiến nhịp thở chậm hoặc do tổn thương phổi do hút thuốc gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Suy hô hấp cấp tính xảy ra khi có một nguyên nhân nào đó khiến cơ thể một người không nhận được oxy vào máu và/hoặc loại bỏ carbon dioxide ra khỏi máu.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây suy hô hấp cấp phổ biến:
Các triệu chứng của suy hô hấp cấp thường khá đa dạng, biểu hiện ở mỗi người còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các triệu chứng suy hô hấp cấp phổ biến:
Bên cạnh chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng như triệu chứng và biểu hiện của người bệnh, bác sĩ có thể cần tiến hành một số phương pháp xét nghiệm chuyên sâu để có thể xác định nguyên nhân chính xác cũng như tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất:
Phương pháp này thường sử dụng máy đo gián tiếp nồng độ oxy trong mạch nảy (SpO2) giúp xác định lượng oxy có trong máu, nhằm .
Phương pháp này sử dụng một cây kim nhỏ để lấy mẫu máu từ cổ tay, cánh tay hoặc bẹn của người bệnh để đo trực tiếp nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu.
Chụp X - quang và chụp CT có thể được sử dụng để hiển thị hình ảnh bên trong cơ thể người bệnh. Các phương pháp này không chẩn đoán được suy hô hấp nhưng chúng có thể giúp bác sĩ biết nguyên nhân gây ra bệnh và tiên lượng của bệnh ra sao.
Điện tâm đồ giúp kiểm tra xem điện học tim của người bệnh hoạt động tốt như thế nào. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bệnh tim là nguyên nhân gây suy hô hấp, người bệnh có thể được yêu cầu đo điện tâm đồ.
Suy hô hấp phát hiện càng sớm, khả năng điều trị khỏi mà không để lại biến chứng càng cao. Khi được chẩn đoán mắc bệnh suy hô hấp, người bệnh không nên quá lo lắng, cần tập trung điều trị và nghiêm túc thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh suy hô hấp cấp phổ biến:
Với trường hợp xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả nhất đó là giải quyết nguyên nhân.
Suy hô hấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Chính vì vậy, tự giác phòng ngừa bệnh là yếu tố quan trọng giúp mỗi người giảm thiểu rủi ro mắc bệnh và tránh các hậu quả nặng nề.
Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp mọi người phòng ngừa suy hô hấp cấp hiệu quả:
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhưng vô cùng cần thiết về hội chứng suy hô hấp cấp mà mỗi người cần nắm rõ. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.