Tìm hiểu: cúm A và cúm B là gì? Cách phân biệt
Đặc điểm phân biệt cúm A và cúm B
Cúm A và cúm B là bệnh lý hô hấp thường xảy ra theo mùa - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu: cúm A và cúm B là gì? Cách phân biệt

Tác giả: - Xuất bản: 27/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 27/01/2024
Cúm A và cúm B là những bệnh truyền nhiễm thường gặp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cúm A và cúm B đều do virus gây ra và có nhiều triệu chứng tương tự nhau.

Cúm là  loại virus gây bệnh chủ yếu trên đường hô hấp. Trong đó phổ biến nhất là cúm A và cúm B. Vậy cúm A và cúm B có nguy hiểm không? Mặc dù cả hai đều có triệu chứng và cách điều trị khá giống nhau nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt bao gồm cả mức độ nghiêm trọng của từng loại.

Trong bài viết dưới đây của BookingCare sẽ thảo luận về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai loại cúm A và cúm B.

Cúm A và cúm B là gì?

Cúm A hay còn gọi là cúm gia cầm là loại bệnh có thể lây truyền từ gia cầm sang người. Virus gây cúm A là loại virus nguy hiểm nhất trong các loại virus cúm.

Cúm B là loại bệnh cúm do virus phổ biến thứ hai gây nên. Tuy nhiên cúm B đang dần trở nên phổ biến hơn và chỉ lây truyền từ người sang người.

Sự khác biệt giữa cúm A và cúm B 

  • Nhiễm cúm A phổ biến và lây lan nhanh hơn cúm B .
  • Cúm A nặng hơn ở người lớn trong khi cúm B phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù bệnh cúm B thường ở mức độ nhẹ đến trung bình ở trẻ khỏe mạnh, nhưng bệnh có thể nặng hơn ở trẻ dưới 5 tuổi (có thể do ít phơi nhiễm trước đó và do đó khả năng miễn dịch thấp hơn).
  • Cúm A có xu hướng xuất hiện sớm hơn trong năm (tháng 1 và tháng 2), trong khi cúm B thường xuất hiện muộn hơn (tháng 2 và tháng 3).
  • Cúm A có thể truyền từ động vật, bao gồm cả chim, sang người, trong khi cúm B chỉ lây nhiễm từ người  sang người.
  • Cúm A biến đổi nhanh hơn cúm B, khiến việc tạo ra vắc xin có hiệu quả trở nên khó khăn hơn.

Triệu chứng của cúm A và cúm B 

Cúm A và cúm B  có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Mức độ nghiêm trọng khác nhau từ nhẹ đến nặng ở một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao bao gồm những phụ nữ mang thai, người lớn trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ sơ sinh) và những người mắc các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, viêm phổi, tiểu đường, khí phế thũng,....

Ở những trẻ em khỏe mạnh, cả cúm A và B đều có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Nhưng ở trẻ dưới 5 tuổi các triệu chứng của cúm B nghiêm trọng hơn. Hay với người lớn thì cúm A có thể nặng hơn cúm B.

Khởi đầu của cúm A và cúm B thường bằng một số những triệu chứng dưới đây:

  • Ho 
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Đau đầu và nhức mỏi cơ thể
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
Triệu chứng ho của bệnh cúm A và cúm B. - Ảnh: Freepik
Triệu chứng ho của bệnh cúm A và cúm B. - Ảnh: Freepik

Ở một số trẻ nhỏ mắc bệnh cúm ngoái các triệu chứng về hô hấp, trẻ còn có thể bị buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Các triệu chứng cúm thường kéo dài vài ngày đến một hoặc hai tuần. Tuy nhiên ở một số người thuộc yếu tố nguy cơ cao có thể nghiêm trọng phải nhập viện và đặc biệt có thể gây tử vong.

Điều trị cúm A và B 

Điều trị cúm A cũng tương tự như cách điều trị cúm B. Ở nhiều người có sức đề kháng tốt có thể tự khỏi bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị cúm:

  • Điều trị tại nhà không dùng thuốc: bổ sung các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và bù nước điện giải.
  • Điều trị bằng thuốc không kê đơn: sử dụng các thuốc cải thiện các triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau họng như Acetaminophen, Ibuprofen,...
  • Điều trị bằng thuốc kháng virus: Oseltamivir, Zanamivir, … Các thuốc kháng virus có tác dụng tốt với cả nhiễm cúm A và cúm B. Nên sử dụng thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên sau nhiễm cúm để có được hiệu quả tốt nhất.

Có thể sử dụng các biện pháp khắc phục các triệu chứng đau họng, nghẹt mũi tại nhà như uống nước mật ong ấm và xông hơi làm thông mũi.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, đang mang thai hay có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm hãy đến gặp các bác sĩ để điều trị kịp thời.

Một số lưu ý dự phòng cúm

  • Tiêm phòng vacxin: Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến nghị nên tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vaccin cúm mỗi năm và trẻ  từ 6 - 8 tháng tuổi  có thể cần tiêm 2 mũi. Vaccin ngừa cúm chống lại cả cúm A và cúm B.
  • Che mũi miệng bằng  khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.
  • Rửa tay sạch thường xuyên bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người nhiễm cúm hoặc có nguy cơ nhiễm cúm.

Nhìn chung cúm A và cúm B gây nên bởi hai nhóm virus cúm khác nhau, đều rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nhóm người có sức đề kháng kém. Vì vậy hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy các dấu hiệu trở nặng để được theo dõi và xử trí kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đây của BookingCare sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về cúm A và cúm B.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết