Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 15/08/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản mới hình thành thì chưa để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu để quá lâu mà không có phương pháp điều trị phù hợp, có thể dẫn đến viêm thực quản, loét thực quản, Barret, ung thư thực quản...

Niêm mạc thực quản bị viêm nhiễm do axit từ dạ dày
Niêm mạc thực quản bị viêm nhiễm do axit từ dạ dày - Ảnh: Pixabay

Thực quản là đoạn đầu trong ống tiêu hóa của cơ thể, có nhiệm vụ làm đường dẫn để đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. 2 cơ quan này liên kết với nhau bởi cơ vòng thực quản.

Nếu xuất hiện bất thường ở điểm nối này thì thức ăn, dịch axit hoặc chất mật trong dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản.

Hiện tượng trào ngược và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược là hiện tượng bình thường trong hệ tiêu hóa của con người, thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Sau khi các dịch trào ngược lên thực quản thì nó sẽ trở về dạ dày, nước bọt từ miệng di chuyển xuống sẽ làm trung hòa axit đó, do vậy không gây tổn thương niêm mạc thực quản.

Nhưng khi các đợt trào ngược xảy ra thường xuyên, ở bất kì khoảng thời gian nào, gây tổn thương và làm bào mòn thực quản thì đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh có thể tiến triển nhanh, ngày càng nặng hơn, nếu không được điều trị, sau thời gian quá lâu nó sẽ gây ra nhiều bệnh lý cơ thể khác, trong đó có cả ung thư thực quản.

Ai có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản?

Hiện nay, y học chưa đưa ra cơ sở chắc chắn về những đối tượng nào dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng thông thường những nhóm dưới đây có khả năng mắc bệnh cao hơn:

  • Người thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ mang thai: do dạ dày có thể bị chèn ép bởi kích thước lớn của bào thai.
  • Trẻ em: có thể do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, hoặc do tư thế ăn uống của trẻ.
  • Những người sử dụng một số thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc viêm phế quản... thuốc này có thể làm dãn cơ vòng của thực quản, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.

Dấu hiệu đặc trưng nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

  • Xuất hiện tình trạng ợ chua cảm thấy có dung dịch chảy từ dưới lên.
  • Ợ nóng: cảm thấy nóng rát ở ngực do axit trào lên làm bỏng rát thực quản.
  • Chất trào ngược có thể trào lên đến họng gây viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng, gây hen phế quản, khó thở.
  • Sau 1 khoảng thời gian sẽ gây viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản dẫn đến khó khăn khi nuốt.

Khi có những triệu chứng kể trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa và điều trị sớm. Hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị ban đầu. 

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Nếu trào ngược dạ dày thực quản được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu – khi bệnh chưa gây ra các tổn thương cơ thể khác, thì người bệnh có thể không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, mắc bệnh quá lâu mà không có phương pháp điều trị cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều dạng bệnh lý khác khó điều trị và tốn kém hơn rất nhiều.

Biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản được mô tả theo mô hình dưới đây:

Cả biểu hiện và biến chứng của bệnh đều theo 2 hình thức là trong ống tiêu hóa và thứ 2 là các bộ phận khác ngoài ống tiêu hóa.

Ống tiêu hóa

Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản mới hình thành thì chưa để lại hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng ợ chua, ợ nóng thường xuyên sẽ gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, còn xuất hiện các cơn đau tức ngực, rất dễ nhầm lẫm với bệnh đau tim.

Không được điều trị, qua thời gian, bệnh sẽ gây ra các tổn thương trực tiếp tại thực quản. Điển hình nhất là viêm loét thực quản do axit, chít hẹp thực quản cũng dễ phát hiện ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Để thích nghi với môi trường axit thường xuyên trào ngược lên, các tế bào thực quản sẽ dần biến đổi sao cho giống như niêm mạc dạ dày để phù hợp với axit, được gọi là thực quản Barret và có nguy cơ gây ung thư thực quản.

Bệnh diễn biến nhanh, biểu hiện dễ nhầm lẫn, chính vì thế nhiều trường hợp bệnh nhân không chịu được cơn đau mới đi kiểm tra thì được chẩn đoán là ung thư thực quản.

Ngoài ống tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra các bệnh ngoài đường tiêu hóa như viêm họng, ho, ngứa cổ, hen... Tình trạng này là do axit trào ngược lên họng, gây tổn thương, bào mòn các mô, gây viêm nhiễm tế bào. Chính các chất dịch dạ dày là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp và răng miệng.

Không ít bệnh nhân đến các phòng khám tai mũi họng vì thấy các bất thường về đường hô hấp, đau rát họng... mới biết nguyên nhân chính là do dịch axit bị trào ngược lâu ngày. 

Khám và điều trị ở đâu tốt?

Nếu cảm nhận thấy những bất thường về đường tiêu hóa, cụ thể như những biểu hiện ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực, khó nuốt… người bệnh nên tìm đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa Tiêu hóa uy tín để khám và điều trị. 

Dựa trên biến chứng của bệnh, điều trị trào ngược dạ dày thực quản cũng chia làm 2 trường hợp: điều trị biến chứng ống tiêu hóa và điều trị biến chứng ngoài ống tiêu hóa.

Cần chú ý đến các biểu hiện ngoài đường tiêu hóa như: các vấn đề về hô hấp, viêm họng, ho, hen, viêm tai giữa… vì bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng do nguyên nhân khác.

Khám và điều trị tại bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa 

  1. Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai
    Địa chỉ: Tầng 5 nhà P, Số 78 đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
  2. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    Địa chỉ: Số 1 – Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội

  3. Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E
    Địa chỉ: Số 89 đường Trần Cung - Nghĩa Tân - quận Cầu Giấy - Hà Nội
  4. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
    Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
  5. Phòng khám đa khoa Hoàng Long
    Địa chỉ: Tầng 10, tòa VCCI, số 9 Đào Duy Anh - Hà Nội

Khám và điều trị tại bệnh viện, phòng khám Tai mũi họng

Đối với các trường hợp biến chứng ngoài ống tiêu hóa, bên cạnh điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần điều trị thêm tại chuyên khoa Tai mũi họng.

  1. Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương
    - Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
  2. Bệnh viện Đông Đô
    - Địa chỉ: Số 5 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
  3. Bệnh viện Đa khoa An Việt
    - Địa chỉ: Số 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Xem thêm: Bác sĩ khám Tai mũi họng giỏi

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/6-ly-do-dung-xem-nhe-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-n132301.html
2. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/nguy-co-ung-thu-tu-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-3032625.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/