- Xuất bản: 03/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/11/2023
Viêm âm đạo: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa - Ảnh: BookingCare
Viêm âm đạo có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho chị em phụ nữ. Để điều trị viêm âm đạo hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về viêm âm đạo: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.
Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm gây ra các triệu chứng như ngứa, rát, đau, tiết dịch bất thường, có hoặc không có mùi hôi.
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Viêm âm đạo do nấm: nhiễm trùng nấm men âm đạo thường do nấm Candida albicans gây ra. Các yếu tố như sử dụng kháng sinh kéo dài , thay đổi nội tiết tố, hệ thống miễn dịch bị tổn hại và căng thẳng có thể làm giảm số lượng vi khuẩn kháng nấm trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men phát triển quá mức. Sự phát triển quá mức của nấm men có thể dẫn đến viêm âm đạo.
Viêm âm đạo do vi khuẩn: sự phát triển quá mức của một số vi khuẩn tự nhiên được tìm thấy trong âm đạo có thể gây ra viêm âm đạo.
Viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis (ký sinh trùng roi): ký sinh trùng roi một loại ký sinh trùng đơn bào cực nhỏ lây truyền qua đường tình dục bằng đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn mà không dùng bao cao su gây viêm âm đạo. Một số trường hợp có thể nhiễm bệnh thông qua nước tắm chung, sử dụng chung bồn cầu, hồ bơi, khăn tắm, quần áo,...
Viêm âm đạo do teo âm đạo: nguyên nhân chính gây teo âm đạo là do sự suy giảm estrogen (nội tiết tố nữ). Estrogen là một loại hormone quan trọng giúp giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Estrogen giúp âm đạo duy trì độ ẩm, đàn hồi và sức đề kháng chống lại nhiễm trùng. Khi nồng độ estrogen giảm, âm đạo sẽ trở nên mỏng đi, khô và dễ bị viêm.
Viêm âm đạo do vệ sinh không đúng cách: sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín chứa xà phòng, vệ sinh vùng kín quá nhiều, thụt rửa âm đạo,... có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, dẫn đến nhiễm trùng. Sử dụng đồ lót chật chội, giấy lau vùng kín không an toàn hay sử dụng các dụng cụ sinh lý như băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san,… không được vệ sinh sạch có thể khiến vùng kín ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men phát triển.
Viêm âm đạo do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh: thuốc dạng uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo.
Viêm âm đạo do nấm thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm đặt trực tiếp vào âm đạo, thuốc uống, nước rửa,kem bôi.
Viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis (ký sinh trùng roi) thường được điều trị bằng kháng sinh đơn dòng đường uống. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể kéo dài do bệnh dai dẳng và dễ tái phát. Ngoài ra, viêm âm đạo do lây truyền qua đường tình dục như Trichomonas Vaginalis hay lậu thường phải điều trị đồng thời ở cả nam giới để tránh tái nhiễm.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ. Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu vì có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo.
Mặc quần lót cotton thoáng khí: giúp vùng kín khô thoáng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Thay băng vệ sinh thường xuyên: thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe vùng kín.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Trên đây là các thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa viêm âm đạo. Viêm âm đạo là một bệnh không nguy hiểm, có thể điều trị được. Nếu chị em gặp bất kỳ triệu chứng nào của viêm âm đạo, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.