Viêm gan B: Những điều cần biết

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 02/01/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh viêm gan B do virus gây ra, bệnh có khả năng lây lan manh
Bệnh viêm gan B do virus gây ra, bệnh có khả năng lây lan manh

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do vi rút tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh.

  • Trên thế giới có 2 tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút này và mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh viêm gan B.
  • Viêm gan B là một nguy cơ nghề nghiệp quan trọng đối với nhân viên y tế.
  • Vắc xin viêm gan B đã được sử dụng từ năm 1982. Hiệu quả của vắc xin viêm gan B đạt 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó.
  • Khả năng để nhiễm vi rút viêm gan B trở thành mãn tính phụ thuộc vào độ tuổi lúc bị nhiễm bệnh. Nhiễm virus viêm gan B ở trẻ dưới 6 tuổi rất dễ trở thành mãn tính: 80-90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trở nên nhiễm vi rút mãn tính, 30-50% trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B trước 6 tuổi sẽ trở nên nhiễm vi rút mãn tính.
  • Viêm gan B là bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin an toàn và hiệu quả hiện nay.

Triệu chứng viêm gan B

  • Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua giai đoạn cấp tính với các triệu chứng kéo dài vài tuần, bao gồm vàng da và mắt (bệnh vàng da),nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn và đau bụng
  • Ở một số người, vi rút viêm gan B cũng có thể gây viêm gan mãn tính dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan sau này.
  • Hơn 90% người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm vi rút viêm gan B sẽ hồi phục và loại bỏ hoàn toàn vi rút trong vòng 6 tháng.

Nhiễm vi rút viêm gan B ở Việt Nam

  • Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới.
  • Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan.
  • Tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được triển khai từ năm 2003.
  • Đường lây truyền viêm gan B chính ở Việt Nam là từ mẹ sang con.
  • Tỷ lệ bao phủ của vắc xin viêm gan B năm 2012 là 97% và tỷ lệ bao phủ liều sau sinh tăng lên 75% trong năm 2012 so với 65% của năm 2006.
  • Theo một cuộc khảo sát năm 2011, chỉ còn 2% trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm vi rút viêm gan B.
  • Việt Nam đang hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ hiện mắc viêm gan B xuống dưới 1% ở trẻ dưới 5 tuổi vào năm 2017.

Đáp ứng của WHO

  • Nâng cao nhận thức, thúc đẩy quan hệ đối tác và huy động nguồn lực.
  • Hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng chính sách và hướng dẫn dựa trên bằng chứng về dự phòng, chẩn đoán và điều trị nhiễm vi rút viêm gan B, bao gồm cả những người đồng nhiễm vi rút viêm gan B và HIV.
  • Hỗ trợ Bộ Y tế mở rộng độ bao phủ tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, và đảm bảo hoàn thành ba mũi tiêm tiếp theo.
  • Thúc đẩy Ngày Viêm gan Thế giới vào ngày 28/7 hàng năm để nâng cao nhận thức và hiểu biết về viêm gan vi rút.

Dự phòng viêm gan B

  • Vắc xin viêm gan B là trụ cột của công tác dự phòng viêm gan B. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên.
  • Tiếp theo liều sau sinh, cần tiêm thêm 3 liều nữa để hoàn thành loạt tiêm ban đầu.
  • Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chưa được tiêm phòng trước đó cũng nên được chủng ngừa.
  • Những người trong nhóm nguy cơ cao có thể bị lây nhiễm và cũng cần được chủng ngừa:
    • Những người thường xuyên cần truyền máu hoặc các sản phẩm của máu, bệnh nhân lọc máu, người nhận ghép tạng
    • Người bị giữ trong nhà tù
    • Người tiêm chích ma túy
    • Người có tiếp xúc với những thành viên gia đình và quan hệ tình dục với những người bị nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính
    • Những người có nhiều bạn tình cũng như nhân viên y tế và những người có thể phơi nhiễm với máu và các sản phẩm của máu trong khi làm việc;
    • Du khách chưa hoàn thành liệu trình tiêm chủng vắc xin viêm gan B cũng cần được tiêm vắc xin trước khi đến vùng có dịch lưu hành.
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Lịch bác sĩ khám chữa viêm gan B

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ viêm gan tư vấn khám chữa bệnh từ xa, bệnh nhân ở tại nhà gặp bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình trực tuyến.

Tài liệu tham khảo
1. WHO (Văn phòng đại diện tại Việt Nam)
2. http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/factsheet/vi/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/