Nhắc đến hang vị hẳn nhiều người sẽ thấy xa lạ, tuy nhiên viêm hang vị dạ dày lại là bệnh lý khá phổ biến.
Hang vị tiếp giáp với vùng thân vị - đáy vị và là một phần của dạ dày. Hang vị giống như một hình phễu để lưu trữ lượng lớn thức ăn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày, có nhiệm vụ co bóp nghiền nhỏ thức ăn, làm ướt thức ăn với dịch vị, và đẩy xuống tá tràng – ruột non qua lỗ môn vị.
Một số bất thường qua lối sống, thói quen ăn uống, sử dụng thuốc và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn H.p) có thể dẫn đến Viêm hang vị. Theo thời gian mắc bệnh, viêm hang vị được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính. Theo hình ảnh nội soi và xét nghiệm mô bệnh học có thể phân loại theo 3 nhóm: Bệnh hang vị (dạ dày) do phản ứng, viêm không chuyên biệt, và viêm chuyên biệt.
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi Bác sĩ Tiêu hóa Hồ Lê Bá Đạt.
Triệu chứng của viêm hang vị khá tương đồng với viêm loét dạ dày. Người bệnh thường nhầm lẫn triệu chứng của hai bệnh lý này. Các biểu hiện thường gặp của viêm hang vị dạ dày bao gồm:
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý viêm hang vị dạ dày. Các vi khuẩn H.p tự tiết ra được các chất trung hòa môi trường axit mạnh, để dễ “lẩn trốn” được trong chất nhầy của niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn H.p tấn công niêm mạc dạ dày, bằng cách tiết ra men urease biến ure thành amoniac gây độc cho tế bào dạ dày, làm thay đổi tính toàn vẹn của lớp chất nhầy của dạ dày, dẫn đến tổn thương tế bào, từ đó dẫn tới hiện tượng bị viêm loét.
Stress: Stress cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm hang vị dạ dày. Trong cuộc sống hàng ngày dưới tác động của công việc, tâm lý tình cảm gia đình, bạn bè sẽ dẫn tới những căng thẳng. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe và đặc biệt là sự tăng axit dạ dày,thúc đẩy tình trạng nặng của bệnh dạ dày
Lạm dụng thuốc: Nếu quá lạm dụng sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Sử dụng nhiều loại thuốc này làm giảm yếu tố bảo vệ prostaglandin của dạ dày, tăng thúc đẩy quá trình viêm loét.
Nguyên nhân khác: Người uống rượu, bia, hút thuốc lá thường xuyên hoặc có chế độ ăn uống thiếu khoa học hàng ngày là nguyên nhân dẫn tới viêm hang vị. Vì vậy, mỗi người cần một chế độ ăn uống hợp lý, đúng giờ, đúng bữa, không uống rượu, bia, hút thuốc lá...
Viêm hang vị gây tổn thương thực thể kèm theo các triệu chứng cơ năng. Bước đầu tiên trong chẩn đoán bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và các loại thuốc đang dùng. Sau đó để xác định chính xác bệnh lý cần thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán bằng máy móc.
Viêm hang vị dạ dày là bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Bệnh không cần sử dụng các phương pháp điều trị phức tạp và thời gian điều trị không quá dài. Trước hết khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm hang vị dạ dày, bệnh nhân cần khám nội soi để xác định chính xác bệnh.
Nếu viêm hang vị do vi khuẩn HP gây nên cần sử dụng các phác đồ tiệt trừ vi khuẩn theo chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung các loại thuốc sẽ được kết hợp sử dụng để mang lại hiệu quả cao nhất:
Các loại thuốc này sẽ giúp diệt khuẩn, cải thiện triệu chứng, hồi phục các tổn thương niêm mạc dạ dày, và ngăn ngừa chúng chuyển sang giai đoạn loét.
Ngoài ra còn các loại thuốc khác cũng có vai trò trong điều trị bệnh viêm dạ dày như thuốc ức chế tiết axit (ức chế thụ thể histamin H2), thuốc trợ vận động (itopride, metoclopramide, domperidone, levosulpiride), thuốc trung hòa axit hòa tan (calci carbonat) hoặc không hòa tan ( nhôm hydroxit, magie hydroxit), các loại thuốc giúp thúc đẩy lành tổn thương niêm mạc (rebamipide, bismuth, misoprostol), các loại men vi sinh…
Người mắc bệnh hang vị dạ dày hay bệnh dạ dày nói chung luôn phải nhớ ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no vì sẽ gây ra áp lực cho hệ tiêu hóa. Uống đủ nước cũng giúp trung hòa được lượng axit dư thừa của dạ dày.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Người bị viêm hang vị dạ dày nên ăn các loại rau xanh có màu đậm để bổ sung vitamin, khoáng chất như măng tây, rau họ cải,… Cá hồi, thịt lợn thăn, thịt gà, sữa đậu nành, sữa chua,… cũng rất tốt cho cơ thể.
Hạn chế dùng các thực phẩm quá cay, chua, mặn để tránh nguy cơ bị viêm sung huyết hang vị dạ dày.
Bổ sung hoa quả rất tốt nhưng bạn nên tránh các loại quả gây tăng axit trong dạ dày như: Cam chanh, cà chua, xoài xanh…
Không sử dụng các thức uống có gas, có cồn, có hàm lượng caffeine cao và các thực phẩm muối chua.
Stress, căng thẳng, lo âu kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới dạ dày. Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục. Vì vậy mỗi người nên chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi đêm.Luyện tập thể dục thể thao với thời gian và phương pháp hợp lý sẽ giúp tăng cường đề kháng, chống lại bệnh tật. Tuy nhiên bạn nên tránh lạm dụng việc tập luyện cường độ cao gây kiệt sức. Ưu tiên các môn thể thao nhẹ nhàng như: tập yoga, chạy bộ, đạp xe,…
Như vậy trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm hang vị dạ dày. Viêm hang vị dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi, bệnh nhân nên chủ động thăm khám ngay khi có những dấu hiệu ban đầu để tránh bệnh biến chứng tốn kém về thời gian và tiền bạc.