Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày rất đa dạng, thường gặp nhất là các yếu tố như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là H.p), lạm dụng quá nhiều thuốc..
Trong chế độ ăn uống, bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê; tiêu thụ đồ ăn quá cay nóng, nhiều dầu mỡ; Ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ, nhịn ăn bỏ bữa, ăn quá no… cũng là những nguyên nhân phổ biến và làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm loét dạ dày.
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi Bác sĩ Tiêu hóa Hồ Lê Bá Đạt.
1. Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Người bệnh nên tránh thực phẩm giàu chất béo như: đồ ăn chiên rán, thịt xông khói, bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, bơ sữa, sô cô la, pho mát, xúc xích…
2. Thực phẩm có hại cho vết loét
Thực phẩm có tính cay nóng như ớt có thể gây ra chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét dạ dày.
Ăn sô cô la có thể làm trầm trọng thêm các vết loét do góp phần gây ra chứng ợ nóng, vì vậy người bệnh nên cắt giảm sô cô la khỏi chế độ ăn uống .
3. Thực phẩm có hàm lượng axit cao
Mặc dù bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào bạn tiêu thụ đều khiến dạ dày tiết ra axit để hỗ trợ tiêu hóa. Axit trong dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn nhưng cũng có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm có tính axit cao làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Thực phẩm có hàm lượng axit cao như cà chua có thể gây ra chứng ợ nóng ở một số người và kích thích vết loét. Vì vậy, tránh cà chua có thể có lợi cho những người bị loét dạ dày.
Người bệnh cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm như dưa chua, dưa muối vì nó có thể gây kích ứng dạ dày, khiến cơn đau trầm trọng hơn.
Ngoài ra một số thực phẩm có tính axit cao cũng nên xem xét tránh như cà phê, trà đặc, các loại nước ngọt có gas, soda, các loại trái cây họ cam chanh…
1. Thực phẩm chứa lợi khuẩn
Sữa chua, sữa chua uống, men tiêu hóa, tương miso, kombucha… là những thực phẩm rất giàu lợi khuẩn (probiotic) tốt cho tiêu hóa và tốt với người bệnh viêm loét dạ dày. Lợi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hóa, hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn HP và giúp điều trị lành vết loét.
2. Thực phẩm hỗ trợ điều trị
Một số loại thảo mộc và gia vị có đặc tính kháng viêm tự nhiên như gừng, nghệ, mật ong, nha đam là nhóm thực phẩm nổi tiếng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Bạn có thể sử dụng trực tiếp từng loại thực phẩm hoặc kết hợp chúng để gia tăng hiệu quả.
3. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp giảm nồng độ axit dạ dày, nhờ đó thuyên giảm các triệu chứng đau và chướng bụng, Không chỉ vậy, chất xơ giúp phòng ngừa và hạn chế hình thành thêm các ổ loét dạ dày mới. Các loại thực phẩm chứa chất xơ tốt có thể kể đến như rau ăn lá xanh (cải bó xôi, cải kale, xà lách, mồng tơi…), các loại đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu hà lan…), tinh bột giàu chất xơ (yến mạch, khoai lang), các loại trái cây (đu đủ, táo, thanh long…), và quả bơ.
4. Thực phẩm bổ sung vitamin
Các nhóm vitamin A, B, C, E giúp tăng cường sức đề kháng,hồi phục cấu trúc bình thường của niêm mạc dạ dày. Bổ sung nhóm vitamin này từ các loại trái cây và rau củ quả, hạt, trứng sữa, các loại cá…
Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để cung cấp đầy đủ vitamin, xem xét bổ sung viên uống vitamin tổng hợp trong trường hợp không có điều kiện ăn đủ các nhóm thực phẩm.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm giàu vitamin C (kiwi, ổi, cherry…) có thể giúp ích cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, góp phần tăng khả năng loại trừ vi khuẩn gây hại này.
5. Thực phẩm chống oxy hóa
Cũng như các vitamin, các chất chống oxy hóa giúp ích trong quá trình làm lành các ổ viêm loét.
Tuy nhiên không phải tất cả các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đều tốt cho người viêm loét dạ dày, một số loại mà người mắc bệnh viêm loét dạ dày cần tránh là rượu vang, chocolate đen, cà chua, gan động vật, ớt chuông… Các loại thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân có thể là tỏi, cải xoăn, quả mọng (dâu tây, dâu tằm, việt quất, cherry), khoai lang…
Chế độ ăn uống, kiêng ăn gì, nên ăn gì là vô cùng quan trọng để chữa viêm loét dạ dày. Hãy chú trọng trong việc sử dụng các loại thực phẩm để tránh xa căn bệnh này.