Xơ phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xơ phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xơ phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xơ phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Xơ phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Bệnh xơ phổi có những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây

Xơ phổi là một trong những bệnh lý hô hấp mạn tính nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Nắm được những thông tin cơ bản về bệnh là yếu tố quan trọng giúp mọi người ngăn chặn, phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.

Xơ phổi là bệnh gì?

Xơ phổi hoặc xơ hóa phổi (Pulmonary Fibrosis) là tình trạng mô trong phổi bị tổn thương, trở nên dày và cứng, mất khả năng co giãn và hình thành sẹo ở phổi.

Các sẹo này được gọi là xơ phổi. Xơ phổi ngăn chặn và làm cản trở quá trình hít thở của người bệnh, gây ho, khó thở, tức ngực và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân gây bệnh xơ phổi

Xơ phổi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bất kì một tác nhân xấu nào có thể gây hại đến phổi cũng có thể là tác  nhân gây bệnh.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây xơ phổi phổ biến:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Người cao tuổi: Hầu hết những người bị xơ phổi đều phát triển căn bệnh này trong khoảng độ tuổi từ 50 đến 70.
  • Giới tính: Bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh ở phụ nữ đã tăng lên trong những năm gần đây như xơ phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì hay ở bệnh lý tự miễn khác: lupus, viêm đa khớp dạng thấp…
  • Những người thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất độc hại, thời gian dài dễ dẫn đến tổn thương mô phổi gây xơ phổi.
  • Người mắc một số bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, các bệnh tự miễn, nhiễm virus, các bệnh hô hấp khác như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,...
  • Những bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như bệnh lao, viêm phổi có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn; viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren và sarcoidosis, dạ dày trào ngược… ảnh hưởng đến tất cả các mô trong cơ thể, trong đó có phổi. 
  • Do thuốc:  Việc lạm dụng một số loại thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây hại cho phổi, nhất là các loại thuốc hóa trị như methotrexate, cyclophosphamide; thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các vấn đề tim mạch như amiodarone, propranolol; thuốc tâm thần và thuốc kháng sinh như nitrofurantoin, sulfasalazine.
  • Do bức xạ: Thống kê cho thấy có một tỷ lệ nhỏ người bệnh xơ vôi phổi đã từng trải qua trị liệu bằng bức xạ trong điều trị các bệnh liên quan đến phổi và ung thư vú. Các tổn thương và mức độ ảnh hưởng của quá trình trị liệu phụ thuộc vào diện tích phổi tiếp xúc với bức xạ, tổng số lần bức xạ, hóa trị liệu được sử dụng… 
  • Các nguyên nhân khác có thể kể đến như: tiếp xúc với bức xa, cụ thể là hóa trị, xạ trị, các loại hóa chất nguyên tử phơi nhiễm phóng xạ, một số loại thuốc điều trị bệnh tim, ung thư,... cũng có thể gây xơ phổi.
  • Do di truyền, do virus
  • Không rõ nguyên nhân: 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh xơ phổi

Tốc độ phát triển của bệnh xơ phổi có thể rất nhanh hoặc rất chậm tùy vào từng trường hợp cụ thể. Triệu chứng của xơ phổi có khá nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý hô hấp khác khiến nhiều người chần chừ, chủ quan không điều trị dẫn đến hậu quả khôn lường.

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh xơ phổi mà mọi người cần đặc biệt lưu ý:

  • Khó thở, đặc biệt là trong hoặc sau khi người bệnh hoạt động thể chất hoặc ho khan; 
  • Ho khan, ho kéo dài, ho khò khè, có thể ho ra máu;
  • Đau tức ngực;
  • Đau nhức các cơ và khớp;
  • Ban trên da, dày da
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, sụt cân… mà không rõ lý do.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh xơ phổi

Chẩn đoán xơ phổi dựa trên những biểu hiện lâm sàng có thể gây nhầm lẫn và khó phát hiện nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh cụ thể. Lúc này, người bệnh có thể được chỉ định một hoặc một vài phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sau:

Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể yêu cầu lấy máu của người bệnh để thực hiện phân tích. Mục đích là xác định xem người bệnh có đang mắc căn bệnh nào khác cũng gây ra những triệu chứng tương tự hay không.

các xét nghiệm máu hay được chỉ định: công thức máu, tốc độ máu lắng, các xét nghiệm chức năng gan, thận, xét nghiệm các kháng thể miễn dịch

Chụp X-quang, chụp CT phổi

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể cung cấp cho bác sĩ và người bệnh thông tin về tình trạng phổi một cách chính xác và khách quan nhất.

Từ đó có thể đề ra những phương án điều trị thích hợp. Đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ( HRCT) rất có giá trị trong phát hiện sớm tổn thương xơ phổi, các dấu hiệu hay gặp như dày màng phổi, gián phế quản co kéo, dấu hiệu đường, dải, hình ảnh tổ ong ở phổi…

Hình ảnh phổi “ tổ ong” trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân xơ phổi.

 Đo chức năng hô hấp

Phương pháp này sử dụng các thiết bị chuyên dụng giúp đo chức năng và dung tích phổi. Mục đích là nhằm kiểm tra , đánh giá tình trạng rối loạn thông khí của phổi. 

Đo nồng độ oxy trong máu ( khí máu động mạch)

Phương pháp này giúp xác định xem người bệnh có đang bị thiếu hụt oxy trong máu hay không.

Nội soi phế quản bằng ống nội soi mềm: lấy dịch phế quản phân tích thành phần tế bào trong dịch rửa phế quản để định hướng chẩn đoán.

Sinh thiết phổi qua nội soi lồng ngực

Lấy mẫu sinh thiết phổi làm xét nghiệm mô bệnh hcoj giúp chẩn đoán nguyên nhân xơ phổi.

Các phương pháp điều trị bệnh xơ phổi

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh xơ phổi vẫn không có biện pháp điều trị triệt để. Tùy thuộc nguyên nhân của bệnh mà có các phương pháp điều trị cụ thể. Những biện pháp điều trị hiện tại chỉ có khả năng giúp người bệnh ngăn chặn xơ phổi tiến triển rộng hơn và làm giảm đi những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị xơ phổi phổ biến nhất:

  • Điều trị bằng thuốc
  • Liệu pháp oxy
  • Các bài tập phục hồi chức năng phổi
  • ghép phổi ở giai đoạn cuối
  • Các biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị như: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể thao thường xuyên, tránh xa thuốc lá và các tác nhân gây bệnh khác.

Biến chứng của bệnh xơ phổi

Xơ phổi nếu không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác thường của bệnh xơ phổi, cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất, đề phòng rủi ro biến chứng xấu.

Dưới đây là một số biến chứng của bệnh xơ phổi mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Tăng huyết áp phổi
  • Suy tim phải tâm phế mạn
  • Nhiễm trùng phổi nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
  • Suy hô hấp
  • Ung thư phổi
  • Tràn khí màng phổi
  • ...

Sống chung hiệu quả với bệnh xơ phổi

Khi được chẩn đoán mắc bệnh xơ phổi, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý sống chung với bệnh suốt đời. Nếu bệnh chưa ở giai đoạn cuối, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ.

Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia hô hấp về cách sống chung với bệnh xơ phổi hiệu quả:

  • Tránh xa các tác nhân gây hại cho phổi như khói thuốc, bụi, hóa chất...
  • Thực hiện các bài tập hô hấp để giữ cho phổi luôn khỏe mạnh.
  • Cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường sức đề kháng bằng cách rèn luyện sức khỏe mỗi ngày
  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, không tự ý ngừng thuốc khi triệu chứng đã thuyên giảm. Đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng  bất thường hoặc bệnh không giảm sau một thời gian điều trị tại nhà.
  • Tích cực điều trị, có tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái. Người  nhà cần quan tâm, động viên, sẻ chia và giúp đỡ người bệnh nhiều hơn.
  • Thực hiện tiêm ngừa vắc xin đầy đủ để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến phổi và các bệnh lý khác;
  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh xơ phổi mà mọi người cần lưu ý. Nếu cơ thể bạn đang xuất hiện những biểu hiện bất thường như trên nhưng chưa thực sự chắc chắn, hãy đến bệnh viện trong thời gian sớm để được hỗ trợ chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare