7 dấu hiệu nhận biết bệnh Phụ khoa? Các bệnh Phụ khoa thường gặp

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 07/12/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Là phụ nữ, ai cũng ít nhất một lần bị viêm nhiễm phụ khoa. Bệnh cần được chữa trị kịp thời để tránh gây biến chứng. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp như: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, buồng trứng đa nang...

Bênh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ
Bênh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ lên tới 90%. Tình trạng viêm nhiễm vùng kín còn có thể gây ra các bệnh phụ khoa nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh. 

Chính vì thế, chị em phụ nữ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh phụ khoa, đặc biệt là những bệnh thường gặp để biết khi nào cần đi khám Sản phụ khoa và biện pháp chữa trị kịp thời nếu không may mắc phải.

7 dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa 

Trường hợp nữ giới xuất hiện các biểu hiện sau thì rất có thể đã bị viêm nhiễm, cần sớm đi khám chuyên khoa Sản phụ khoa để được bác sĩ tư vấn về tình trạng:

1. Khí hư bất thường, mùi khó chịu 

  • Thông thường khí hư sẽ trông giống như lòng trắng trứng gà hoặc có màu hơi đục, không mùi và khi chạm vào có độ kết dính.
  • Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, khí hư bất thường, sẽ nhiều, có mùi hôi, có màu vàng, xanh, đen, nâu, hồng... có thể loãng hoặc đặc sệt.

2. Vùng kín ngứa, nổi mẩn

Khi bị viêm phụ khoa, vùng kín nữ giới thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, xuất hiện các mẩn đỏ, nổi hạch, sưng tấy hoặc kèm theo đau rát.

Khi vùng kín của bạn xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, hay những vết loét, rất có thể là biểu hiện của một số loại bệnh như herpes, HPV…

3. Chảy máu âm đạo

Tình trạng chảy máu âm đạo chỉ xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt, ngoài ra việc chảy máu bất thường có thể là biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa.

4. Đau đớn khi quan hệ tình dục

  • Chuyện “chăn gối” luôn được coi là loại thuốc bổ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không ít chị em lại e ngại chuyện ấy vì nó không những không đem lại cảm giác thất vọng mà còn gây đau đớn.
  • Đau khi giao hợp có thể do viêm nhiễm âm đạo, khiến âm đạo ít tiết dịch, gây khô rát và đau.

5. Đau vùng chậu và bụng dưới

  • Bạn cần đi khám Sản phụ khoa khi thấy xuất hiện các cơn đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu, cơn đau diễn ra liên tục và ngày càng trở nên dữ dội
  • Kèm theo đó là tình trạng vã mồi hôi, buồn nôn, tụt huyết áp, cũng là dấu hiệu viêm phụ khoa.

6. Vấn đề về tiểu tiện

  • Khi gặp phải hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt, đi tiểu nhiều lần hoặc đi tiểu ra máu thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lậu hoặc viêm niệu đạo.
  • Nếu rơi vào các tình trạng như: ra máu trong nước tiểu, lúc thấy tiểu ra ít, có lúc lại ra nhiều, hay đau buốt thì bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

7. Kinh nguyệt không đều

  • Điều chị em phụ nữ cần phải đặc biệt quan tâm là tình trạng kinh nguyệt tới không đúng ngày, thay đổi thất thường ở mỗi tháng.
  • Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Cần đi khám và điều trị ổn định sớm, tránh hậu quả ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 
  • Nếu phát hiện máu kinh nguyệt tiết ra quá nhiều ở mỗi tháng, kéo theo tình trạng đau nhức vùng xương chậu thì bạn nên đi kiểm tra xem liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư ở tử cung, buồng trứng hoặc các bệnh ung thư âm đạo khác hay không.

Khi có một số triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Sản phụ khoa, hoặc tư vấn từ xa với bác sĩ chuyên khoa (tư vấn online) để được hướng dẫn điều trị đúng cách. 

Những bệnh phụ khoa thường gặp nhất 

Dưới đây là danh sách 5 bệnh phụ khoa mà các chị em hay mắc phải. Bạn có thể tham khảo và lưu lại để có thêm thông tin cho mình.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ. Theo thống kê, ở nước ta, có tới 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mắc phải vấn đề này.

  • Khi bị viêm âm đạo, chị em sẽ thấy vùng kín thường ra khí hư nhiều và ra suốt kỳ kinh, đặc, mùi hôi và màu sắc có thể trắng đục, vàng xanh…
  • Có thể bị ngứa âm hộ, âm đạo ở các mức độ khác nhau, kèm theo cảm giác nóng rát, nhất là khi có quan hệ tình dục.

Viêm âm đạo sẽ khiến chị em rất khó chịu, mất tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp và kể cả trong quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, nếu để bệnh kéo dài, hậu quả sẽ nguy hiểm cho cả sức khỏe và thiên chức làm vợ, làm mẹ.

Buồng chứng đa nang

Buồng trứng đa nang là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn.

Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 6 - 10% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Bệnh thường xuất hiện và tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20 đến 25. Triệu chứng lâm sàng:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh thưa, kinh không đều hay vô kinh là những rối loạn về kinh nguyệt. Đây là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. 
  • Rậm lông, mụn, rụng tóc
  • Béo phì: Khoảng 30 - 50% phụ nữ buồng trứng đa nang bị béo phì. Rối loạn trong quá trình chuyển hóa dẫn đến tình trạng phân bố mỡ không đồng đều. 

Đa nang buồng trứng có nguy cơ gây vô sinh - hiếm muộn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, người bệnh phát hiện và điều trị sớm. 

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung.

Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Vì vậy, đối với lộ tuyến cổ tử cung cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt vào những ngày có kinh, khám và theo dõi phụ khoa định kì mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng. Không khuyến khích biện pháp diệt tuyến.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là hiện tượng xuất hiện một tập hợp tế bào trên buồng trứng của phụ nữ trước hoặc trong kì mang thai. 

Thông thường, loại u này khá lành tính, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể phát sinh biến chứng, cần cắt bỏ hoặc có phương án xử lý trước khi u xâm hại tới cơ thể.

Nếu là u nang buồng trứng lành tính thì không có nhiều tác hại, chủ yếu u chỉ làm chậm quá trình sinh sản. Do các nang trứng dễ vướng phải u và bị trễ quá trình rụng. 

Chị em trong độ tuổi sinh sản cần quan sát và chú ý kĩ, trong trường hợp phát hiện u cần gặp bác sĩ Sản phụ khoa để có phương án điều trị tốt, tránh để u phát triển thêm, biến chứng thành ung thư buồng trứng hoặc gây xoắn nang rất nguy hiểm. 

Viêm phần phụ

Phần phụ bao gồm:

  • Buồng trứng
  • Vòi tử cung (vòi trứng)
  • Dây chằng rộng

Viêm phần phụ phần lớn thường bắt đầu từ viêm vòi tử cung, sau đó lan ra xung quanh. Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Vô sinh do tắc vòi tử cung, dính tua loa vòi, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu kinh niên…

Viêm phần phụ hay gặp ở người trẻ, có quan hệ tình dục không an toàn, không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Việc thực hiện các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, nạo phá thai, chụp tử cung vòi trứng không đảm bảo vô trùng cũng dễ gây viêm phần phụ.

Ai cũng có thể mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời
Ai cũng có thể mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời

Chớ lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Dung dịch vệ sinh phụ nữ còn gọi là thuốc rửa phụ khoa. Đây là dung dịch có tác dụng tẩy rửa dành cho việc vệ sinh vùng kín nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn, chị em cần có kiến thức đầy đủ về công dụng của chúng:

  • Cần xác định, dung dịch vệ sinh phụ nữ không phải thuốc trị bệnh... vì thế, không nên lạm dụng nó.
  • Tiêu chuẩn của dung dịch vệ sinh phụ nữ phải phù hợp với độ pH có trong môi trường âm đạo. Các dung dịch này phải không gây khô, rát, không thay đổi độ pH, không làm chết vi khuẩn thường trú có lợi.
  • Chỉ nên dùng thuốc rửa phụ khoa rửa âm hộ, âm đạo trong một thời gian nhất định để đạt yêu cầu vệ sinh cá nhân hoặc khi nghi ngờ có sự viêm nhiễm sinh dục dưới.
  • Nếu dùng thuốc quá thường xuyên và kéo dài khi không có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục có thể làm chết đi các vi khuẩn có ích sống tại bộ phận sinh dục có tác dụng bảo vệ chống sự xâm nhiễm của các mầm bệnh.
  • Không nên dùng thuốc rửa phụ khoa vệ sinh vùng kín quá nhiều lần trong ngày.
  • Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, cần ngưng sử dụng ngay và nên đến bác sĩ Sản phụ khoa để khám.
  • Đặc biệt, nếu dùng thuốc rửa phụ khoa mà huyết trắng bệnh lý vẫn kéo dài nên đi bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng. Một số phụ nữ trẻ do e ngại việc khám phụ khoa và giấu giếm bệnh khiến huyết trắng bệnh lý, viêm sinh dục kéo dài dẫn đến vô sinh về sau. 

Nếu bạn chưa rõ về cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách, cũng như chưa chọn được loại dung dịch vệ sinh nào phù hợp với tình trạng của mình thì có thể tư vấn online với bác sĩ Sản phụ khoa để được hướng dẫn. 

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh Phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Hy vọng có thể giúp chị em có những thông tin cần thiết để phòng tránh và điều trị bệnh. 

 
 
Tài liệu tham khảo
1.http://suckhoedoisong.vn/ve-sinh-dung-cach-phong-ngua-viem-nhiem-phu-khoa-n77550.html
2. http://suckhoedoisong.vn/cac-benh-hay-lam-phien-phu-nu-n124326.html
3. https://laodong.vn/y-te/cach-phong-tranh-viem-nhiem-phu-khoa-hieu-qua-ma-don-gian-112402.bld
4.http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-viem-lo-tuyen-co-tu-cung-nen-hay-khong-nen-diet-tuyen-n132605.html
5.http://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-phu-nu/viem-lo-tuyen-co-tu-cung/
6. http://suckhoedoisong.vn/benh-viem-am-dao-man-tinh-la-khi-bi-dai-dang-hoac-tai-phat-nhieu-lan-n132604.html
7. http://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-phu-nu/hoi-ve-da-nang-buong-trung/
8. https://suckhoedoisong.vn/5-dau-hieu-canh-bao-vung-kin-dang-gap-van-de-nghiem-trong-n167985.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/