Biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp
Biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp
Biến chứng do tăng huyết áp
Tăng huyết cao gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh (Ảnh minh họa: BookingCare)

Biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh bằng nhiều cách. Đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy tim, xuất huyết não... đều là những biến chứng nguy hiểm do huyết áp tăng cao
BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.

Cao huyết áp ngày nay trở thành một bệnh không còn xa lạ gì với cộng đồng, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng.

Cao huyết áp thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng trong những năm gần đây bệnh đã có xu hướng trẻ hóa.

Theo các bác sĩ tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy tim, xuất huyết não... đều là những biến chứng nguy hiểm do huyết áp tăng cao.

Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này nên không tìm cách điều trị hợp lí.

Phân loại tăng huyết áp theo WHO-ISH và khuyến cáo của Hội Tim mạch VN năm 2008

Bệnh nhân có thể tham khảo bảng phân loại mức độ huyết áp sau để biết tình trạng của mình đang ở mức nào và tìm kiếm cách phòng tránh, điều trị.

Khái niệm  HA tâm thu (mmHg)   HA tâm trương (mmHg)

HA tối ưu 

< 120  và  < 80
HA bình thường  < 130  và  < 85
Bình thường - cao  130 - 139  và / hoặc  85 - 89 
Tăng huyết áp
Giai đoạn I 140 - 159  và / hoặc  90 - 99
Giai đoạn II  160 - 179  và / hoặc  100 - 109 
Giai đoạn III  >= 180  và / hoặc  >= 110

Tăng huyết áp nguy hiểm như thể nào?

Tăng huyết áp thường không rõ triệu chứng, trừ khi bệnh nhân tăng huyết áp lên quá cao và đột ngột có thể xuất hiện tình trạng choáng váng, ù tai, hoa mắt, đỏ mặt buồn nôn, đau tức ngực,…

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.

Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh bằng nhiều cách. Thường thì nó làm tăng gánh nặng cho tim và động mạch (tim phải co bóp mạnh hơn). Tim phải làm việc nặng hơn trong thời gian dài.

Hậu quả của tăng huyết áp là tim dần dãn ra, thành tim dày hơn và sẽ dẫn đến suy tim.

Đây là bệnh lý nguy hiểm dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…).

Càng cao tuổi, động mạch càng xơ cứng và kém đàn hồi. Điều này xảy ra với hầu hết mọi người, không liên quan đến huyết áp của người đó, nhưng tăng huyết áp lại làm quá trình này xảy ra nhanh hơn và sớm hơn.

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nó cũng có thể làm tổn thương thận và mắt. So sánh giữa người cao huyết áp và người huyết áp bình thường thì:

  • Bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần
  • Suy tim tăng 6 lần
  • Đột quỵ tăng 7 lần

Cụ thể hơn về các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp:

  • Các bệnh về tim
    • Cấp: phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp…
    • Mạn: dày thất trái, suy vành mạn, suy tim…
  • Về mạch máu não
    • Cấp: xuất huyết não, tắc mạch não, tai biến mạch máu não thoáng qua, bệnh não do tăng huyết áp…
    • Mạn: tai biến mạch máu não, tai biến mạch máu não thoáng qua.
  • Bệnh về thận: đái máu, đái ra protein, suy thận…
  • Bệnh về mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nhỏ…
  • Bệnh động mạch ngoại vi: tách thành động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại vi mãn tính...

Tăng huyết áp là một bệnh cần điều trị lâu dài. Bệnh có thể được kiểm soát nhưng không chữa khỏi được, phương pháp điều trị phù hợp có thể giảm được các nguy cơ bị tai biến, suy tim và bệnh thận.

Cách phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp

Để làm giảm nguy cơ cao huyết áp cần cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và trong gia đình.

Tăng cường vận động. Tập luyện thể dục thể thao với mức độ phù hợp với từng cá nhân, ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 lần/ tuần. Duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối một ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.

Ăn nhiều trái cây là tốt đối với người không bị mắc bệnh đái tháo đường. Cố gắng tránh rượu, bia, thuốc lá, các thực phẩm có nhiều mỡ động vật.

Người bệnh phải dùng thuốc đúng, đầy đủ và liên tục theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Những nghiên cứu cho thấy, việc dùng đúng các thuốc hạ huyết áp không chỉ làm giảm huyết áp như mong muốn mà còn giúp giảm đáng kể các tổn thương cơ quan đích.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết