Cách điều trị đau dây thần kinh sau zona
Đau dây thần kinh sau zona là một biến chứng của bệnh zona, do virus thủy đậu gây ra. Các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống và thậm chí gây trầm cảm và cách biệt xã hội.
Zona thần kinh gây ra biến chứng đau dây thần kinh. Bệnh nhân cần đi khám với bác sĩ Thần kinh sớm, tránh để bệnh nặng hơn gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Đau dây thần kinh sau zona là gì?
Zona là bệnh hệ thần kinh trung ương và ngoại vi gây ra do virus herpes zoster. Bệnh thường xảy ra ở người đã từng bị thủy đậu. Khi hệ miễn dịch suy giảm, có tác động của thuốc hoặc hóa trị, virus hoạt động trở lại gây nên zona.
Đau dây thần kinh sau zona là một biến chứng của bệnh zona.
Hầu hết các trường hợp bệnh zona khỏi trong vòng một vài tuần, nhưng nếu đau kéo dài sau khi khỏi các tổn thương ban và bọng nước được gọi là đau thần kinh hậu zona.
Triệu chứng nhận dạng đau dây thần kinh sau zona
Các triệu chứng của đau dây thần kinh hậu zona thường giới hạn ở những vùng da đầu tiên xảy ra bệnh zona và thường chỉ một bên cơ thể, bao gồm:
- Đau: Đau vẫn tiếp tục dai dẳng vài tháng hoặc thậm chí hàng năm sau mặc dù tổn thương ban đầu đã giảm hoặc hết. Cảm giác đau nóng rát, giần giật, đau nhói trong sâu.
- Nhạy cảm đau: Cảm giác đau xuất hiện khi có các kích thích mà bình thường không gây đau hoặc khó chịu như tiếp xúc nhẹ, kể cả tiếp xúc với quần áo, hơi nóng hoặc hơi lạnh.
- Ngứa và tê: Ít gặp hơn. Hiếm gặp hơn có thể có biểu hiện yếu hoặc liệt cơ.
Các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống và thậm chí gây trầm cảm và cách biệt xã hội.
Nguyên nhân đau dây thần kinh sau zona
Trong thời gian bị nhiễm trùng ban đầu của bệnh thủy đậu, một số virus ở tế bào thần kinh của cơ thể trong trạng thái không hoạt động. Sau nhiều năm, virus có thể bị tái kích hoạt gây ra bệnh zona.
Vì cơ thể đã có miễn dịch chống lại virus nên ban và bọng nước chỉ xuất hiện ở vùng da bị chi phối bởi dây thần kinh có virus tái hoạt động.
Đau dây thần kinh hậu zona xảy ra nếu các sợi thần kinh bị tổn thương trong đợt bùng phát của bệnh zona. Sợi thần kinh bị tổn thương không thể gửi tin nhắn từ da đến não bộ theo cách thông thường mà thay vào đó, các thông điệp trở nên rối loạn gây đau dai dẳng hàng tháng, thậm chí cả năm.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới đau dây thần kinh hậu zona như:
- Người già thường trên 50 tuổi.
- Giới tính: Nữ giới hay bị hơn nam giới.
- Ban và bọng nước nặng và lan rộng.
- Có biểu hiện đau nhiều trong giai đoạn có tổn thương ban và bọng nước.
- Cơ thể suy giảm miễn dịch như đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid, thuốc chống thải ghép ở những người ghép tạng, nhiễm HIV...
- Một số yếu tố về mặt tâm lý xã hội cũng có thể thúc đẩy xuất hiện đau dây thần kinh hậu zona.
Nguy cơ gặp phải tình trạng đau sau zona tăng theo tuổi tác, gặp nhiều ở những người trên 60 tuổi, có những triệu chứng như phát ban nhiều, zona mắt, đau dữ dội,...
Chẩn đoán đau dây thần kinh sau zona
Để chẩn đoán đau sau zona, bệnh nhân cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ xem xét:
- Bệnh nhân đã từng bị zona chưa
- Vùng da nổi ban đau từ bên trong, không phải đau do chạm vào. Cảm giác bỏng, rát, đau nhói
- Đau dai dẳng lâu ngày không khỏi, có khi kéo dài hàng tháng, năm
- Mất ngủ, lo âu khiến bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm
Nếu như chưa sắp xếp được thời gian đi khám tại các bệnh viện, phòng khám, bệnh nhân nên đặt lịch khám với bác sĩ khám Zona từ xa để được tư vấn phương hướng điều trị đúng cách.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn:
- Kỹ thuật PCR giúp phát hiện DNA của virus
- Cấy virus có độ nhạy thấp
- Test nhuộm kháng nguyên huỳnh quang miễn dịch nếu không thực hiện đc kĩ thuật PCR
Cách điều trị đau dây thần kinh sau zona
Đau dây thần kinh sau zona hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị triệu chứng.
Với hầu hết các trường hợp đau có thể giảm theo thời gian. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải kết hợp các phương pháp điều trị để giảm đau.
- Kết hợp các thuốc giảm đau tại chỗ (miếng dán có chứa thuốc giảm đau hoặc bôi thuốc giảm đau),thuốc giảm đau toàn thân, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau dạng thuốc phiện...
- Sử dụng thuốc kháng virus điều trị zona thần kinh trong vòng 3 ngày kể từ lúc thấy ban da. Với bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, nên sử dụng thuốc kháng virus qua đường truyền tĩnh mạch.
- Thuốc chống trầm cảm nếu bệnh nhân có dấu hiệu lo âu, căng thẳng vì bệnh kéo dài lâu ngày
- Những trường hợp nặng hơn có thể cần dùng phương pháp thủy châm bằng các thuốc tăng cường dinh dưỡng, bổ thần kinh, phương pháp kích thích điện thần kinh qua da, tiêm thuốc phong bế dây thần kinh…
Bệnh nhân nên lưu ý:
- Trong quá trình điều trị người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi bằng chất liệu cotton để làm giảm sự ma sát hay kích ứng trên da
- Việc kết hợp, sử dụng thuốc phải tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn
- Đau thần kinh sau zona là biến chứng của zona thần kinh. Để phòng bệnh, cần phải điều trị zona một cách triệt để
Khám và điều trị ở đâu tốt?
Để điều trị đau dây thần kinh sau zona hiệu quả và tránh những biến chứng nguy hiểm, trong vòng 72 giờ khi phát hiện bệnh zona, người bệnh hãy nhanh chóng tìm đến khám và điều trị tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Thần kinh.
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng của đau dây thần kinh sau zona, người bệnh nên đến khám và chữa trị tại các bệnh viện hay phòng khám uy tín gần nhất.
Tại Hà Nội, người bệnh nên đến các bệnh viện như: Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108, Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai, Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Thu Cúc…
Tại TP.HCM, bệnh nhân có thể thăm khám đau dây thần kinh sau zona tại: Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định,...
Xem thêm bài viết:
2. http://suckhoedoisong.vn/lua-chon-cac-thuoc-dieu-tri-dau-than-kinh-sau-zona-n66466.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi