Cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 22/08/2018 - Cập nhật lần cuối: 06/07/2022

Bài viết dưới đây BookingCare sẽ giới thiệu chi tiết về kinh nghiệm cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương - bệnh viện hàng đầu về các phương pháp châm cứu tại Việt Nam để người bệnh có thêm thông tin khi cần đi khám.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Bệnh viện Châm cứu Trung ương là địa chỉ uy tín hàng đầu về cấy chỉ chữa bệnh - Ảnh: BookingCare

Ngày nay, nhiều người bắt đầu biết đến phương pháp chữa bệnh bằng cấy chỉ. Nhưng không phải cơ sở y tế nào cũng có thể điều trị theo phương pháp này một cách hiệu quả.

Vì vậy, bài viết dưới đây BookingCare sẽ giới thiệu chi tiết về kinh nghiệm cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương - bệnh viện hàng đầu về các phương pháp châm cứu tại Việt Nam để người bệnh có thêm thông tin khi cần đi khám.

Phương pháp cấy chỉ chữa bệnh

Cấy chỉ hay còn được gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, nhu châm... là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam, đã thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới.

Cấy chỉ thường sử dụng chỉ tự tiêu (chỉ catgut),vi cấy ghép vào huyệt vị được ứng dụng nhằm nâng cao sức khỏe, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng. Chỉ được cấy có tác dụng tồn lưu lâu dài trên huyệt trong một khoảng thời gian dài ít nhất 15 - 20 ngày (tương đương với 15 - 20 ngày châm cứu) nên nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị…

Cấy chỉ vào huyệt vị đã thể hiện những ưu điểm, khắc phục nhược điểm gây đau, chảy máu của các công nghệ khác, tạo thuận lợi cho việc phát triển châm cứu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, BookingCare cũng đã có bài viết chia sẻ chi tiết về Châm cứu: thời gian bao lâu, có đau không và những câu hỏi thường gặp, mọi người có thể tham khảo qua bài việt để có thêm kinh nghiệm trước khi đi khám.

Cấy chỉ điều trị cho bệnh nhân
Cấy chỉ điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: suckhoedoisong

Cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

1. Bệnh viện Châm cứu Trung ương ở đâu?

  • Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, TP Hà Nội
  • Thời gian khám: Thứ 2 - thứ 6: 8h00 - 17h00

Bệnh viện Châm cứu Trung ương nằm ở khu vực trung tâm thành phố, gần các đường lớn: đường Láng, Láng Hạ, Tây Sơn…

  • Cách bến xe Mỹ Đình 7km
  • Cách bến xe Giáp Bát 5km
  • Cách bến xe Nước Ngầm 11km
  • Cách bên xe Lương Yên 6,5km

Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể đón xe tuyến: 01, 02, 18, 21A, 21B, 44 đến điểm bus 290 Tây Sơn, sau đó đi bộ vào Bệnh viện Châm cứu Trung ương ở trên đường Thái Thịnh.

 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Vị trí và Sơ đồ Bệnh viện Châm cứu Trung ương

2. Bệnh viện Châm cứu Trung ương cấy chỉ điều trị bệnh gì?

Cấy chỉ là một trong những phương pháp điều trị thường quy tại Bệnh viện từ những ngày thành lập:

  • Từ năm 1982, Viện Châm cứu Trung ương đứng đầu là Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã thực hiện cấy chỉ điều trị cho hàng loạt bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, điển hình là trẻ em bị bại liệt.
  • Hơn 30 mươi năm qua, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã thực hiện cấy chỉ cho nhiều loại bệnh khác nhau thu được kết quả đáng khích lệ, phương pháp cấy chỉ đã dần khẳng định giá trị đích thực của nó, đây là một phương pháp điều trị đặc biệt của châm cứu, chữa bệnh không dùng thuốc.
  • Cho đến nay, Bệnh viện vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng phương pháp cấy chỉ, kết hợp với y học hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Hiện nay, Bệnh viện Châm cứu Trung ương thực hiện kỹ thuật cấy chỉ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, điển hình như:

  • Cấy chỉ điều trị bệnh thần kinh: liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt tứ chi do chấn thương cột sống, rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não, đau dây thần kinh toạ, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, bệnh cột sống và thoát vị đĩa đệm,....
  • Cấy chỉ điều trị bệnh cơ xương khớp: hội chứng thắt lưng hông, đau lưng, đau vai gáy
  • Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng, hen phế quản,giảm thính lực, điều trị giảm thị lực....
  • Cấy chỉ điều trị hội chứng dạ dày - tá tràng
  • Cấy chỉ điều trị mày đay, vảy nến
  • Cấy chỉ điều trị hội chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não
  • Cấy chỉ điều trị liệt dương
  • Cấy chỉ điều trị rối loạn tiểu tiện
Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Bác sĩ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương đang hướng dẫn các bác sĩ nước ngoài thực hiện cấy chỉ - Ảnh: BV Châm cứu TW

3. Quy trình cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Chuẩn bị

Người bệnh

  • Người bệnh được thăm khám lâm sàng và được bác sĩ đưa ra chỉ định, liệu có phù hợp với phương pháp cấy chỉ hay không. Người bệnh cũng sẽ được giải thích tư tưởng để yên tâm phối hợp với thầy thuốc.
  • Người bệnh nằm tư thế thoải mái, bộc lộ vùng huyệt.

Dụng cụ

  • Khay đựng dụng cụ, panh, kéo, kẹp không mấu, cồn sát trùng, cồn iốt, gạc vô trùng, bông, băng dính, lọ thủy tinh đựng chỉ.
  • Kim cấy chỉ.
  • Kim cấy chỉ và chỉ tự tiêu đảm bảo vô trùng.
  • Chỉ tự tiêu.
  • Hộp thuốc chống vựng châm hoặc chống sốc phản vệ.

Tiến hành (thầy thuốc)

Thủ thuật:

  • Phòng thủ thuật riêng biệt.
  • Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.
  • Cắt chỉ tự tiêu thành từng đoạn khoảng 0,5cm - 1cm.
  • Luồn chỉ vào nòng kim.
  • Xác định huyệt và sát trùng vùng huyệt cấy chỉ.Châm kim nhanh qua da và đưa chỉ từ từ vào huyệt.
  • Dùng ngón tay ấn lên sát chân kim rồi rút kim ra, dán băng vô trùng hoặc đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, dán băng dính lên để giữ gạc.

Liệu trình điều trị:

  • Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 15 - 20 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.

Các tình huống có thể xảy ra và xử trí

  • Chảy máu: Dùng bông gạc khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
  • Đau sưng nơi cấy chỉ: chườm đá, dùng thuốc chống viêm phù nề hoặc kháng sinh (nếu cần).
  • Dị ứng: Dùng thuốc chống dị ứng.
  • Vựng châm: Xử lý theo phác đồ vựng châm.

Với bất kì tình huống bất thường xảy ra, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ phụ tránh để được hướng dẫn và xử trí an toàn.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Bác sĩ thực hiện cấy chỉ chữa bệnh cột sống tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương - Ảnh: BV Châm cứu TW

4. Cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương hết bao nhiêu tiền?

Thông thường, khi thực hiện cấy chỉ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, người bệnh cần khám với bác sĩ chuyên khoa, thực hiện một số chụp chiếu, xét nghiệm cận lâm sàng (nếu cần) và thực hiện cấy chỉ. Chi phí một số dịch vụ liên quan tại bệnh viện cụ thể như sau:

STTDanh mụcKhám thường (VND)Khám chuyên gia (VND)
1Khám ban đầu39.000150.000 - 300.000
2Cấy chỉ (1 lần)143.000 
3Siêu âm 2D43.900 
4Siêu âm Doopler (bằng phương pháp DEXA)82.300 
5Siêu âm mạch máu222.000 
6Chụp Xquang (tùy vị trí)50.200 - 97.200 
7Chụp cộng hưởng từ không tiêm thuốc1.311.000 

(Nguồn: https://chamcuuvietnam.vn/)

Chi phí cấy chỉ cho một lần với các loại bệnh là giống nhau. Các loại giá dịch vụ khác mang tính chất tham khảo, bác sĩ khám bệnh sẽ đưa ra các chỉ định chụp chiếu phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người.

Nếu so với việc thực hiện các kỹ thuật châm khác (điện châm, thủy châm, từ châm...) thì chi phí thực hiện cấy chỉ sẽ tiết kiệm hơn nhiều, bởi một lần cấy tương đương với 15 - 20 lần châm.

5. Lưu ý khi cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Trước khi cấy chỉ:

  • Người bệnh nên vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ.
  • Không ăn quá no, không uống rượu, không uống nước ngọt, cà phê…, không quá đói và không lao động thể lực quá sức, không quá mệt mỏi.
  • Nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ trước khi điều trị.
  • Để tiện cho việc điều trị, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi.

Sau khi cấy chỉ:

  • Tránh gió lùa và môi trường ô nhiễm. 
  • Ngồi nghỉ tại phòng khám 10 – 15 phút và không lao động thể lực quá sức.
  • Có thể tắm rửa 4 – 6h sau khi điều trị.
  • Không nên ăn các loại thức ăn tanh như tôm, cua, cá, mực và đồ ăn nếp (xôi nếp, bánh chưng…).

Hiện nay, BookingCare đã hỗ trợ người bệnh đặt khám với các bác sĩ tại cả khu khám thường và khám chuyên gia của Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Người bệnh có thể dễ dàng đặt hẹn trước để được ưu tiên và rút ngắn thời gian làm thủ tục khi đi khám.

Cấy chỉ là một phương pháp được nhiều người điều trị bằng đông y lựa chọn bởi những ưu điểm trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, cần lựa chọn một cơ sở y tế thực sự uy tín để tránh gặp phải những rủi ro, vì vậy nội dung bài viết cấy chỉ chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương trên đây hy vọng phần nào hỗ trợ cho người bệnh điều trị hiệu quả.

Xem thêm:  Bệnh viện châm cứu Trung ương chuyên về gì và bác sĩ nào giỏi

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/cay-chi-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-n143199.html
2. https://www.chamcuuvietnam.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=219&Itemid=168&lang=vi
3. https://www.chamcuuvietnam.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=275&Itemid=141&lang=vi
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/