THÔNG BÁO

Hệ thống BookingCare vẫn hoạt động 24/7 như bình thường, bộ phận hỗ trợ làm việc từ 7h30 đến 18h00 hàng ngày (nghỉ ngày 30/04). Chúc Quý khách có kỳ nghỉ Lễ vui vẻ, khỏe mạnh. Xin cảm ơn!

Châm cứu: thời gian bao lâu, có đau không và những câu hỏi thường gặp

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 30/08/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Châm cứu là phương pháp điều trị nhiều bệnh lý được áp dụng hiện nay. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết cho người bệnh về châm cứu để bệnh nhân có quyết định khám chữa bệnh phù hợp.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Châm cứu chữa bệnh
Châm cứu là một phương pháp chữa đau lưng hiệu quả - Ảnh: flickr

Chấm cứu là phương pháp Y học cổ truyền được áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý hiện nay.

Những câu hỏi về châm cứu như: châm cứu thời gian bao lâu, châm cứu có đau không, châm cứu có tai biến gì không, châm cứu có hại gì không… đều là những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Nhưng tìm một câu trả lời đầy đủ, cụ thể thì không phải dễ dàng tìm được.

Châm cứu thời gian bao lâu?

Mục đích của châm cứu là cân bằng âm dương, cân bằng các yếu tố trong cơ thể để chữa bệnh và phục hồi chức năng, đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài.

Tuy vậy, châm cứ gần như không có tác dụng phụ và hiệu quả điều trị cao, vì vậy người bệnh lựa chọn phương pháp này nên kiên nhẫn trong quá trình điều trị, trao đổi thường xuyên với bác sĩ để nắm bắt được sự tiến triển của bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ châm cứu sẽ đưa ra liệu trình phù hợp. Tuy nhiên, thường một liệu trình sẽ trong khoảng thời gian:

  • 15 ngày, mỗi ngày áp dụng châm cứu 1 lần.
  • Thời gian mỗi lần châm là 15 - 20 phút.

Tuy nhiên, liệu trình châm cứu như thế nào bệnh nhân cần theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không cứng nhắc chỉ châm 15 ngày, tùy theo sự tiến triển trong điều trị mà có thể kéo dài hoặc rút ngắn liệu trình, không tự ý ngưng điều trị.

Châm cứu có đau không?

Các loại kim châm
Các loại kim châm - Ảnh: Cục Công nghệ thông tin

Nhắc đến châm cứu, mọi người thường liên tưởng ngay tới hình ảnh những chiếc kim đâm vào người, vì vậy đa phần người bệnh nghĩ sẽ đau đớn trong khi châm cứu. Thực ra, những chiếc kim châm cứu không giống những chiếc kim thông thường để tiêm hay may vá mà kim châm cứu mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu chỉ mỏng như sợi tóc.

Bởi kim có đường kính rất nhỏ, cùng với thao tác nhanh tay châm qua da thì gần như người bệnh không cảm thấy gì, nếu có cũng chỉ là cảm giác nhói nhẹ khi kim đi qua da, kim đi vào dưới da thì cảm giác này không còn.

Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, người bệnh nên nói với bác sĩ trước khi thực hiện. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm về phương pháp Cấy chỉ, là phương pháp chữa bệnh độc đáo của châm cứu Việt Nam, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, khắc phục nhược điểm gây đau.

Bệnh nhân nên bình tĩnh khi châm cứu, nếu có lo lắng gì nên chia sẻ và đặt câu hỏi bác sĩ trước khi điều trị. Quá căng thẳng khi châm cứu là cho các cơ co thắt, cảm giác đau sẽ tăng lên nhiều lần, do đó khi châm sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và dễ xảy ra tai biến.

Trong quá trình châm cứu dài ngày, bác sĩ có thể luân phiên các huyệt để bệnh nhân không bị châm nhiều lần vào một chỗ gây đau, khó chịu.

Châm cứu có tốt không?

Châm cứu chữa bệnh
Châm cứu cũng là phương pháp trị đau vai gáy - Ảnh: Viện Y học ứng dụng

Châm cứu thường được áp dụng trong điều trị các bệnh lý cấp và mãn tính.

  • Đau: đau do thần kinh (đau thần kinh tọa),đau sau zona
  • Đau cơ xương khớp: giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, đau do thoái hóa cột sống cổ, đau lưng, đau vai gáy, ...
  • Liệt: liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh...
  • Rối loạn chức năng cơ thể: cảm cúm, mất ngủ,
  • Sinh dục: Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh
  • Tiết niệu: Tiểu dầm, tiểu bí...
  • Tiêu hóa: Các bệnh về dạ dày, ruột
  • Tim mạch: Tăng giảm huyết áp, rối loạn thần kinh tim
  • Tai mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng
  •  Mắt: Chắp, lẹo 

Châm cứu là phương pháp điều trị phổ biến của y học cổ truyền được nhiều người tìm đến với mong muốn lấy lại sự cân bằng năng lượng cho cơ thể. Nhiều người sử dụng châm cứu để kiểm soát tình trạng nghiện như nghiện cocain và nghiện thuốc lá. 

Châm cứu cũng giúp giảm các triệu chứng như khô miệng, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, lo âu, khó ngủ (mất ngủ),tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, đau xơ cơ, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn do điều trị ung thư, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (bệnh phổi tiến triển).

Xem thêm video:

Châm cứu điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

  • Thực hiện: VTC14
  • Thời lượng: 2:51 phút

Châm cứu có tác dụng phụ không?

Châm cứu có tác dụng hiệu quả với nhiều mặt bệnh. Tuy nhiên nếu châm không đúng kỹ thuật sẽ gây chảy máu nếu châm trúng mạch máu, gây tê dọc theo đường đi của dây thần kinh nếu châm trúng dây thần kinh.

Do đó, trong khi châm nếu thấy bất thường như đau, tê cần báo ngay để bác sĩ xử trí kịp thời. Vì vây, người bệnh cần lựa chọn những bác sĩ Châm cứu giỏi để việc châm cứu an toàn và đảm bảo hơn cho người bệnh.

Một lưu ý quan trọng đó là, để châm cứu chữa bệnh hiệu quả, người bệnh cần tìm đến một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép để thực hiện điều trị, tránh các rủi ro trong quá trình châm cứu: Bệnh viện châm cứu Trung ương, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, bệnh viện Trung ương Quân đội 108,... là các bệnh viện châm cứu tốt và uy tín. 

Châm cứu có giảm stress không?

Châm cứu tác động lên hệ thần kinh giao cảm làm giảm huyết áp, nhịp tim và làm cơ bắp được thư giãn nên giảm stress. Hiện nay, nhiều nơi đã và đang đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp của y học cổ truyền, trong đó có châm cứu vào điều trị stress.

Châm cứu cũng làm tăng tiết hormone cortisol, tăng đào thải chất cạn bã, làm ổn định trục nội tiết Dưới đồi - Tuyến yên - Tuyến thượng thận để điều hoà sản xuất hormone. Điều đó nhằm ổn định những đáp ứng thể chất và tinh thần tránh cho cơ thể bị ảnh hưởng bởi mệt mỏi, căng thẳng, lo âu.

Do đó, châm cứu là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị tâm lý để điều trị những vấn đề liên quan đến stress.

Những ai không nên châm cứu?

  • Không châm cứu chữa bệnh đối với các trường hợp cấp cứu và các cơn đau bụng ngoại khoa
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Người có sức khỏe yếu, người bị thiếu máu, mắc bệnh về tim, suy kiệt, dễ bị sốc nếu châm cứu
  • Những người vừa lao động nặng nhọc, mệt mỏi, vừa ăn no hay cơ thể đang quá đói cũng được chống chỉ định châm cứu
  • Không châm cứu ở các vùng như núm vú, rốn và không châm sâu vào các huyệt vùng ngực bụng
  • Đối với phụ nữ mang thai nếu chưa thật cần thiết thì không nên châm. Nếu thực sự mong muốn điều trị, sản phụ nên báo với bác sĩ về tình trạng mang thai
  • Người bệnh sợ kim, không ổn định được tâm lý, không hợp tác
  • Da chai sạn, sẹo, viêm da

Các biện pháp châm cứu hiện nay

  • Điện châm: Dùng dòng điện để tăng kích thích của kim châm vào huyệt khi mắc điện cực của máy điện châm vào kim châm cứu và điều chỉnh cường độ của dòng điện phù hợp với ngưỡng của bệnh nhân.
  • Thủy châm: Tiêm thuốc trực tiếp vào huyệt trên cơ thể
  • Cứu ngải: Dùng cây điếu ngải châm nóng để cứu thẳng vào huyệt hoặc đốc kim châm cứu nhằm tác động sâu vào huyệt, phục hồi tổn thương. 
  • Cấy chỉ: Cấy chỉ mang lại hiệu quả cao nhờ kết hợp châm cứu truyền thống với y học hiện đại. Chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt và lưu lại nhiều ngày, bệnh nhân không cần đến bệnh viện làm thủ thuật hàng ngày.

Như vậy, bài viết trên đây BookingCare đã giải đáp một số câu hỏi mà rất nhiều người bệnh thắc mắc trước khi quyết định lựa chọn châm cứu điều trị bệnh. Mong rằng bạn đọc sẽ chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng của mình.

Xem thêm bài viết: Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Kinh nghiệm đi khám và điều trị hiệu quả

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là lịch khám của bác sĩ chuyên khoa Châm cứu. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/hieu-dung-ve-cham-cuu-ky-ii-n142599.html
2. https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/6-su-that-ve-cham-cuu-it-nguoi-biet-2961642.html
3. http://suckhoedoisong.vn/hieu-dung-ve-cham-cuu-ky-i-n142219.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/