Đau khớp gối ở những giai đoạn đầu thường xảy ra không quá thường xuyên nên bệnh nhân hay chủ quan, không đi khám ngay khi có dấu hiệu. Tuy nhiên, đau đầu gối xuất hiện từng đợt, đau liên tục kèm theo các triệu chứng khác như cứng khớp sau khi ngủ dậy, khớp gối kêu lục cục khi cử động, hạn chế khả năng vận động,... thì có thể bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng.
Đau khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
Đau đầu gối có thể xảy ra do ngã, tai nạn, mang vác vật nặng hay hoạt động thể thao quá sức. Đau đầu gối do chấn thương có thể là nguyên nhân của các vấn đề như giãn hoặc đứt dây chằng, rách gân, rạn nứt xương, trật khớp gối, các vết thương ngoài da,...
Bệnh lý ở khớp gối
Nhức mỏi đầu gối có thể là triệu chứng của các bệnh lý về khớp gối sau đây:
Lối sống thiếu lành mạnh dễ gây ra tình trạng đau đầu gối ở người trẻ. Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ít vận động... ảnh hưởng xấu đến xương khớp, lâu dần khiến xương khớp yếu và dễ mắc phải các bệnh lý.
Đôi chân phải chống đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể. Do đó, ở những người thừa cân béo phì, trọng lượng dồn lên phần đầu gối sẽ lớn hơn so với người có cân nặng tiêu chuẩn, từ đó dễ gây ra những cơn đau ở đầu gối và các vùng cơ xương khớp khác.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau nhức khớp gối, ngoài quan sát các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:
Do khám chữa đau khớp gối có thể cần thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu chuyên sâu, bệnh nhân nên lựa chọn đi khám tại các bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại để có kết quả chính xác nhất.
Tùy vào nguyên nhân gây đau đầu gối ở các bệnh nhân mà bác sĩ cơ xương khớp sẽ đưa ra những chỉ định điều trị khác nhau. Có nhiều phương pháp điều trị đau đầu gối, đau khớp gối như:
Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng đau, giảm viêm, giảm sưng nhằm cắt giảm triệu chứng đau khớp gối hoặc các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Có nhiều loại thuốc tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, thuốc chống viêm nhóm NSAIDS có tác dụng cắt đứt phản ứng viêm, thuốc giảm đau Paracetamol có tác dụng giảm đau, thuốc chống thoái hoá kéo dài, canxi...
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc sai cách có thể gây ra tác dụng phụ.
Các bài tập vật lý trị liệu dành cho đầu gối có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp chân trên như cơ tứ đầu đùi (có tác dụng bảo vệ khớp gối), từ đó hạn chế đau nhức đầu gối. Bạn nên luyện tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia để tránh chấn thương và đạt được hiệu quả cao nhất.
Điều trị vật lý trị liệu cho khớp gối gồm 2 loại: Vật lý trị liệu khớp gối thụ động và vật lý trị liệu tích cực. Liệu pháp vật lý trị liệu khớp gối thụ động bao gồm liệu pháp làm lạnh, liệu pháp làm nóng và bài tập dưới nước. Liệu pháp vật lý trị liệu tích cực bao gồm các bài tập linh hoạt và bài tập tăng cường.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn các hình thức trị liệu khác như: nắn chỉnh các khớp xương, chiếu tia laser cường độ cao nhằm kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào, chỉnh hình bàn chân,...
Phẫu thuật khớp gối thường được chỉ định trong các trường hợp đau đầu gối do chấn thương nhằm tái tạo lại dây chằng chéo và sửa lại sụn chêm giúp người bệnh có thể đi lại bình thường sau khi bình phục.
Ngoài ra, trong các trường hợp nặng, các phương pháp điều trị bảo tồn kể trên không mang lại hiệu quả rõ rệt hoặc lâu dài, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật thay khớp gối. Việc thay khớp gối có thể mang lại cơ hội giảm đau và quay trở lại các hoạt động bình thường.
Có nhiều phương pháp điều trị đau khớp gối khác nhau dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần sớm đi khám với các bác sĩ cơ xương khớp để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp gối và phương pháp điều trị phù hợp.