Rối loạn hỗn hợp trầm cảm và lo âu là tình trạng bệnh lý. Nhiều khi chúng không phải là kết quả của sự thất bại hay yếu kém. Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là tình trạng rối loạn phổ biển nhưng hoàn toàn có thể điều trị được.
Để bạn đọc rõ hơn về rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, Ths.Bs.Nguyễn Trọng Hiến sẽ cung cấp và chia sẻ các thông tin trong bài viết dưới đây.
THS.BS. NGUYỄN TRỌNG HIẾN
|
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trạng thái bao gồm cả triệu chứng lo âu và trầm cảm nhưng không có triệu chứng nào được ghi nhận một cách riêng biệt là đủ nặng để chẩn đoán là trầm cảm hay lo âu.
Hỗn hợp lo âu trầm cảm là rối loạn thường gặp trong chăm sóc sức khỏe, ban đầu với các triệu chứng tương đối nhẹ, nhưng vẫn đủ để chẩn đoán là hội chứng lo âu và trầm cảm song hành.
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là tình trạng rối loạn liên quan đến stress. Trong đó, tỷ lệ xuất hiện ở nữ giới có thể lên đến từ 61 - 81,2%.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm có thể là các biểu hiện của cả hai chứng bệnh trầm cảm và lo âu.
Khi bị trầm cảm, cảm giác chán nản, buồn bã hoặc khó chịu là thường gặp. Tình trạng như vậy có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Các triệu chứng cơ thể do trầm cảm gây ra bao gồm:
Các triệu chứng tâm thần của trầm cảm bao gồm:
Sự lo âu, lo lắng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Không có gì lạ khi bạn lo lắng trước một sự kiện lớn hoặc một quyết định quan trọng.
Tuy nhiên, khi sự lo âu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng lo bệnh lý và những suy nghĩ phi lý trí gây cản trở cuộc sống hàng ngày.
Các triệu chứng cơ thể do lo âu gây ra bao gồm:
Các triệu chứng tâm thần của lo âu bao gồm:
Có thể nói, các triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là hỗn hợp các triệu chứng rối loạn trầm cảm cùng tồn tại với triệu chứng rối loạn lo âu, không có triệu chứng nào đủ nặng để đánh giá chẩn đoán trầm cảm hay lo âu riêng biệt.
Tuy nhiên, khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì điều trị trầm cảm phải được ưu tiên trước.
Với những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu và trầm cảm nếu không thăm khám chuyên khoa Tâm thần và chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm (rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, ý nghĩ tự sát...).
Ngoài ra, bạn có thể làm Bài test đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21) tại đây. Bài test DASS 21 (gồm 21 câu hỏi) là thang đo chẩn đoán khá phổ biến, chính xác và nhanh chóng về mức độ rối loạn lo âu – trầm cảm có thể tự làm trong vài phút.
Một số xét nghiệm tự chẩn đoán trực tuyến có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì có thể đang xảy ra với tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, các xét nghiệm này, mặc dù hữu ích, nhưng không thay thế cho các xét nghiệm thực tế hay chẩn đoán chuyên môn từ Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.
Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến, Ngoài việc điều trị trực tiếp với bác sĩ và sử dụng thuốc, một số các sau đây có thể giúp kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm.
Giành lại quyền kiểm soát, giúp bản thân chủ động hơn trong công việc có thể giúp bạn đối phó với các triệu chứng của bệnh. Hoàn thành một công việc mà bạn có thể quản lý, chẳng hạn như xếp lại sách gọn gàng hoặc dọn dẹp nhà cửa. Hãy làm điều gì đó để mang lại cho bạn cảm giác hoàn thành và có ích.
Bên cạnh đó, cũng dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào bản thân và những điều bạn thích.
Các thói quen đôi khi rất hữu ích cho những người bị lo âu và trầm cảm. Nó cho phép bạn kiểm soát được thời gian trong ngày và có thời gian làm những công việc khác để cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân.
Mục tiêu từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nhiều hơn hoặc ít hơn có thể làm phức tạp các triệu chứng của cả trầm cảm và lo âu. Ngủ không đủ giấc hoặc quá nhiều cũng có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, nội tiết, miễn dịch và các triệu chứng thần kinh.
Khi cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, bạn có thể tìm đến các loại thực phẩm dễ chịu như đồ ăn vặt và đồ ngọt để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, những thực phẩm này cung cấp ít dinh dưỡng, đôi khi có hại cho sức khỏe.
Cố gắng bồi bổ cơ thể bằng những thực phẩm bổ dưỡng như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân..).. để tăng cường sức đề khỏe cũng như sức đề kháng cho cơ thể.
Tập thể dục cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với rối loạn trầm cảm và lo âu vì nó là một biện pháp tăng cường tâm trạng tự nhiên và giải phóng các hormone giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Tuy nhiên, đối với một số người, tập thể dục hoặc tập gym có thể gây ra lo lắng và sợ hãi. Nếu trường hợp đó xảy ra, hãy tìm những cách vận động tự nhiên hơn, chẳng hạn như đi bộ quanh khu phố hoặc tìm một video tập thể dục trực tuyến và tập tại nhà.
Các kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng. Tìm một hoạt động phù hợp và có thể thực hành thường xuyên, chẳng hạn như: yoga, thiền, tập thở,...
Các chuyên gia tâm lý cho biết chỉ cần ngồi thiền trong 2-5 phút trong ngày có thể xoa dịu lo lắng và làm nhẹ tâm trạng.
Những mối quan hệ bền chặt sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Chia sẻ với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình có thể tạo ra động lực tự nhiên và cho phép bạn tìm thấy sự hỗ trợ và khuyến khích đáng tin cậy.
Có thể tham gia một nhóm hỗ trợ, nơi bạn sẽ gặp gỡ những người đang trải qua một số điều tương tự như bạn và có thể dễ dàng chia sẻ với nhau.
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là rối loạn phổ biển và hoàn toàn có thể điều trị được.
Các triệu chứng kéo dài từ 2 tuần trở lên có thể là dấu hiệu bạn bị rối loạn lo âu và trầm cảm và cần gặp ngay Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:
Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm, người bệnh nên chủ động đi khám với các bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy.
Người bệnh tại Hà Nội và các vùng lân cận có thể đến thăm khám và điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm tại các bệnh viện uy tín như:
Nếu không thể trực tiếp đi khám, người bệnh có thể lựa chọn khám tư vấn từ xa qua Video với Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe Tâm thần hoặc Chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến - Bác sĩ khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.