Hỏi đáp: Thiếu canxi có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 31/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 05/04/2024
Thiếu hụt canxi gây những tác hại lên cơ thể
Thiếu hụt canxi gây những tác hại khác nhau lên cơ thể trong từng độ tuổi khác nhau - Ảnh: BookingCare
Thiếu canxi có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện nay. Thiếu canxi có thể dẫn tới những tác hại khác nhau lên cơ thể trong từng độ tuổi khác nhau. Cùng BookingCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Thiếu canxi là tình trạng có thể gặp phải ở mọi đối tượng, đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Dưới đây là những tác hại của thiếu canxi mà mọi người cần lưu ý. 

Thiếu canxi có nguy hiểm không? 

Tác hại thiếu canxi với thai nhi, trẻ sơ sinh 

Thai nhi cần 350mg/ngày canxi trong 3 tháng đầu, 150mg/ngày trong 3 tháng giữa và 150 - 450mg/ngày trong 3 tháng cuối.

Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ canxi cho cơ thể và thai nhi, tuyến cận giáp sẽ tăng tiết hormone PTH để phân giải canxi trong xương và giải phóng vào máu, cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, sự đáp ứng này chỉ trong giới hạn. 

Nếu mẹ thiếu canxi, thai cũng thiếu canxi và dẫn đến những hệ luỵ: 

  • Trẻ còi xương, dị dạng xương bẩm sinh. 
  • Chứng hạ canxi máu ngay khi sinh ra với biểu hiện co rút, co giật các cơ, thậm chí nín thở, ngừng hô hấp. 
  • Chứng khò khè bẩm sinh (do các cơ liên quan hô hấp không đảm bảo chức năng). 

Tác hại thiếu canxi ở trẻ bú mẹ 

Trẻ nhỏ trong giai đoạn bú mẹ hay trước ăn dặm cũng được cung cấp phần lớn canxi từ sữa mẹ. Nếu mẹ thiếu canxi, trẻ cũng thiếu canxi theo, dẫn đến chứng hạ canxi máu

  • Nhẹ thì dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy khóc. 
  • Nặng thì trẻ bị co giật. 
  • Các biểu hiện này có thể xuất hiện vài ba ngày, vài ba tuần hay một tháng sau sinh, ngày càng rõ.
Tác hại thiếu hụt canxi ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ
Tác hại thiếu hụt canxi ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ: trẻ ngủ không yên, quấy khóc - Ảnh: Freepik

Tác hại thiếu canxi ở trẻ nhỏ 

Trẻ sau độ tuổi bú mẹ, canxi máu được quyết định do chế độ ăn uống. Thiếu canxi do chế độ ăn không cân bằng, không đảm bảo sẽ khiến trẻ khó hình thành, phát triển và duy trì hệ thống xương răng: 

  • Trẻ chậm mọc răng, còi cọc, chiều cao khiêm tốn hơn so với trẻ cùng trang lứa. 
  • Canxi tham gia vào các hoạt động của các enzym chuyển hóa protid, lipid, glucid, nếu thiếu hụt canxi thì các quá trình này bị trở ngại, ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Từ đó làm trẻ chậm phát triển về thể chất. 
  • Canxi tham gia vào tế bào phóng thích acetylcholine, norepinephrine, tham gia vào hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên; thúc đẩy việc phóng thích hormon cortical, nhằm đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế thần kinh với các tế bào khác. Nếu thiếu thì quá trình học nhớ, tư duy bị sút kém, trẻ chậm phát triển tinh thần, trí tuệ.

Tác hại thiếu canxi ở người trưởng thành 

Sự thiếu hụt canxi ở người trưởng thành có thể không có triệu chứng.

Bệnh loãng xương có thể diễn tiến âm thầm trong thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng. Một số trường hợp, người bệnh chỉ biết mình bị loãng xương khi có biến chứng gãy xương, lún xẹp đốt sống.

Ngoài ra, thiếu canxi còn biểu hiện bởi tình trạng hạ canxi máu với một số triệu chứng như:

Thiếu canxi ở người trưởng thành có thể gây ra những triệu chứng thiếu canxi như: 

  • Da khô, móng tay yếu và dễ gãy hơn. 
  • Chuột rút, đau cơ bắp, đặc biệt ở đùi, cánh tay. 
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhưng không sâu giấc, thức dậy luôn mệt mỏi.
  • Cảm giác dị cảm, nóng rát hoặc kim châm ở bàn tay và bàn chân. 
  • Lo lắng quá mức.
  • Nhức đầu, chóng mặt.  
  • Rụng tóc từng vùng, cũng có thể là lông mày thưa.  
  • Rối loạn nhịp tim   
  • Chậm dậy thì, rối loạn kinh nguyệt hoặc gia tăng các triệu chứng tiền mãn kinh ở nữ giới. 
Thiếu hụt canxi ở người trưởng thành
Chuột rút, đau cơ bắp, đặc biệt ở đùi, cánh tay - Ảnh: Freepik

Trong những tác hại đó thì rối loạn nhịp tim và loãng xương là nguy hiểm nhất bởi nó đe dọa tử vong hoặc gây những tổn thương xương không hồi phục khiến cho người bệnh phải chịu rất nhiều đau đớn.

Những bệnh nhân lớn tuổi bị loãng xương do thiếu canxi gây loãng xương xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi thường ít đáp ứng điều trị, bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng, dữ dội

Vì vậy, tính trạng thiếu hụt canxi là tình trạng đáng báo động, cần được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi có những hệ lụy nghiêm trọng. 

Hiện nhiều người chủ quan và ít quan tâm đến bệnh thiếu canxi. Tuy nhiên, bệnh này rất nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý thiếu canxi và những tác hại đối với cơ thể khi thiếu hụt canxi.