Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả phụ nữ mang thai đều cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nhất là trong khoảng từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm tình trạng tiểu đường thai kỳ, một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Để kịp thời phát hiện ra tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đây là một xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ glucose trong máu mẹ bầu, giúp tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Việc phát hiện tiểu đường thai kỳ sớm nhằm giúp mẹ bầu có những can thiệp phù hợp trong lối sống (chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc) để phòng tránh các tác động bất lợi của tăng đường huyết đối với mẹ và bé trong và sau thai kỳ, đồng thời vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng và sự phát triển bình thường của thai.
Tiểu đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng nguy hiểm đến thai phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh nếu không được hỗ trợ đúng cách:
Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Các biến chứng thường gặp là:
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, các phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Có khoảng 17% đến 63% các phụ nữ tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường tuýp 2 trong khoảng 5 năm đến 16 năm sau sinh.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ.
Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.
Như vậy để trả lời câu hỏi "Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?" thì mẹ bầu nên chủ động đi xét nghiệm theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.