Lưu ý quan trọng khi sử dụng Kit test nhanh Covid qua nước bọt
Cách sử dụng kit test nước bọt là từ khóa được nhiều người tìm kiếm từ khi loại kit test nhanh này được Bộ Y tế phê duyệt và xuất hiện trên thị trường. Nội dung dưới đây BookingCare sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc về cách sử dụng loại kit test này và những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng.
Kit test nhanh nước bọt hiện tại đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng tại Việt Nam với 2 loại kit test đến từ hai nhà sản xuất của Trung Quốc. Nhìn chung, thành phần và cách sử dụng của 2 loại kit test này tương đối giống nhau. Bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng chi tiết dưới đây để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
Hướng dẫn sử dụng kit test nhanh Covid qua nước bọt
Việc test nhanh Covid qua nước bọt khiến việc lấy mẫu dễ dàng hơn, không gây đau đớn. Tuy nhiên, việc lấy mẫu nước bọt hay mẫu dịch tỵ hầu cũng cần thực hiện đúng quy trình để có được kết quả xét nghiệm chính xác.
Thành phần bộ kit test nước bọt
Thông thường, bộ kit test nước bọt sẽ gồm có những thành phần sau để có thể thực hiện được xét nghiệm:
- Khay xét nghiệm
- Ống chiết mẫu chứa đệm
- Ống nhỏ giọt dùng 1 lần: Ống nhỏ giọt này sẽ có vạch, dùng để lấy mẫu nước bọt.
- Cốc thu mẫu: hiện tại có một số hãng có cốc thu mẫu là cốc giấy và một số hãng có cốc thu mẫu là cốc nhựa. Tuy nhiên, 2 loại kit test nước bọt được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt nam đều là loại cốc giấy.
Ngoài ra, nếu bạn đọc mua cả hộp kit test sẽ thường có thêm cả khay đựng ống thử; hướng dẫn sử dụng đi kèm với hộp kit test, thông thường mỗi hộp kit test sẽ có một bộ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Nếu bạn mua kit test lẻ, có thể chụp lại hoặc xem video hướng dẫn sử dụng của hãng.
Hướng dẫn lấy mẫu và test nhanh Covid bằng Kit test qua nước bọt tại nhà
Người bệnh có thể dễ dàng thu mẫu nước bọt để thực hiện xét nghiệm theo các bước dưới đây:
1. KHÔNG đánh răng, ăn, uống, nhai kẹo cao su trước khi lấy mẫu nước bọt ít nhất 30 phút. Bạn đọc có thể thu mẫu nước bọt ngay sau khi ngủ dậy vào buổi sáng hoặc có thể vào bất cứ lúc nào nhưng cần đảm bảo không ăn uống trước 30 phút lấy mẫu.
2. Di chuyển lưỡi trong khoang miệng để tiết ra được nhiều nước bọt. Kề sát miệng vào phễu/cốc lấy mẫu, khạc nước bọt vào trong cốc.
Trường hợp là trẻ em, bạn có thể nói về món ăn yêu thích của trẻ để trẻ có thể tiết ra nhiều nước bọt hơn. Có thể mất 5 phút để trẻ có thể khạc được lượng nước bọt đủ theo yêu cầu.
3. Lấy một lượng vừa đủ nước bọt theo vạch chỉ thị trên ống lấy mẫu và nhỏ vào ống chứa dung dịch đệm.
4. Lắc nhẹ dung dịch đệm, sau đó để yên trong vòng 1 phút.
5. Nhỏ 3-4 giọt mẫu thử trong ống dung dịch đệm vào que thử. Chờ 10-15 phút và đọc kết quả.
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm
Trên bất kì kit test nhanh nào, kể cả kit test qua nước bọt hay kit test dịch tỵ hầu đều có 2 vạch màu chỉ thị:
- Vạch chữ C (Control line): vạch chứng, vạch này xuất hiện có nghĩa là kit test nhanh còn hiệu lực và cho ra kết quả chính xác. Nếu vạch này không xuất hiện có nghĩa là kit test bị hỏng, cần làm xét nghiệm lại trên kit test khác.
- Vạch chữ T (Test line): là vạch cho mẫu kết quả dương tính.
Một số trường hợp xuất hiện vạch khi thực hiện test nhanh:
- 2 vạch mờ: Dù kết quả là hai vạch mờ, hai vạch đậm hay 1 vạch đậm 1 vạch mờ, đều có nghĩa là bạn dương tính với Covid-19.
- Vạch C mờ, vạch T đậm: trường hợp này có thể lý giải rằng tải lượng virus cao nên vạch T có màu chỉ thị đậm hơn vạch C.
- Vạch C mờ: Việc lấy quá ít mẫu hoặc quá nhiều mẫu có thể dẫn đến trường hợp vạch C mờ. Nhưng như vậy, vẫn không ảnh hưởng đến kết quả test nhanh.
- Vạch T xuất hiện trước vạch C (nhưng vẫn xuất hiện 2 vạch): kết quả này cũng là kết quả dương tính, có thể do tải lượng virus cao nên khi dung dịch đi qua thì vạch T sẽ hiện màu.
Trường hợp xuất hiện kết quả dương tính, bạn đọc cần thực hiện cách ly tại nhà, báo cho trạm y tế xã/phường tại nơi đang sinh sống. Các trường hợp có bệnh lý nền sẽ được cán bộ y tế lập danh sách để thực hiện chuyển tuyến điều trị tại bệnh viện trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý quan trọng để test nhanh qua nước bọt chính xác
- Bạn đọc khi thu mẫu nước bọt cần lưu ý chỉ khạc nước bọt, KHÔNG khạc đờm. Dịch đờm có tính nhầy và với lượng nhiều sẽ khiến mẫu thử không thấm qua được phần kit test nên sẽ không cho ra kết quả chính xác, thậm chí không hiện lên bất cứ vạch nào trên que thử.
- Có thể súc miệng trước khi lẫy mẫu nước bọt để loại bỏ cặn thức ăn thừa.
- Không nên lấy quá ít hoặc quá nhiều lượng nước bọt cũng dẫn đến sai số trong quá trình xét nghiệm.
- Bảo quản kit test ở nhiệt độ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Việc bảo quản ở nhiệt độ quá cao có thể khiến kit test hỏng, không sử dụng được hoặc cho kết quả test nhanh sai lệch.
- Cần đọc kết quả trong thời gian theo hướng dẫn sử dụng, đọc kết quả quá sớm hoặc quá muộn cũng có thể sẽ gây ra sự sai lệch.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Kit test nhanh Covid-19 qua nước bọt do BookingCare tổng hợp. Bạn đọc có thể chia sẻ với người thân và bạn bè để có cách sử dụng kit test hiệu quả.
Xem thêm video: Hướng dẫn sử dụng Kit test Covid qua nước bọt Lyher
https://www.ohsu.edu/
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
9 Lỗi thường gặp khi sử dụng Máy đo đường huyết Accu-Chek và cách khắc phục
Máy đo đường huyết loại nào tốt? Giá máy bao nhiêu? Cách chọn máy phù hợp
Hướng dẫn sử dụng 2 dòng máy đo đường huyết Accu-Chek: Guide & Instant
Máy đo đường huyết Accu-chek có tốt không? Nên mua loại máy nào?
Máy đo đường huyết loại nào tốt? Review 5+ máy đo phổ biến hiện nay
So sánh máy đo đường huyết Accu-chek Guide vs Accu-chek Instant
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi