Bệnh ù tai: Nguyên nhân, cách chữa trị, khám ở đâu tốt?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 24/06/2017 - Cập nhật lần cuối: 19/05/2023

Ai cũng có lúc bị ù tai. Có lúc chỉ thoáng ù tai rồi hết, có lúc bị ù tai lâu, rất khó chịu. Ù tai có thể là dấu hiệu thoáng qua nhưng cũng có thể gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Khi chứng ù tai kéo dài, cần đến gặp bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh ù tai: Nguyên nhân và cách chữa trị
Bệnh ù tai: Nguyên nhân và cách chữa trị - Ảnh: BookingCare

Ù tai là tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai, không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó ví dụ như: giảm thính lực, viêm tai giữa, huyết áp thấp, viêm họng... Trong vài trường hợp, tiếng ù tai lớn đến nỗi bệnh nhân không nghe được tiếng động thực sự bên ngoài.

Khi những triệu chứng ù tai thường xuyên xảy ra, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm. 

Ù tai là bệnh gì?

Ai cũng có thể bị ù tai, không phân biệt giới tính, môi trường xã hội hoặc tuổi tác.

Ù tai là vấn đề tai thường gặp, nó không phải là bệnh mà là một biểu hiện hay triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Ù tai do tuổi già, người trên 60 tuổi
  • Do âm thanh quá lớn, âm thanh quá đột ngột, hoặc âm thanh không to nhưng kéo dài, hay âm thanh kéo dài có nhịp như tiếng búa máy
  • Do chấn thương đầu, mặt, cổ, chấn thương vỡ xương đá, rách màng nhĩ
  • Nhiễm độc do dùng thuốc, một số loại thuốc gây độc cho tai, làm tổn thương tế bào thính giác như aspirin, streptomycin, gentamycin, quinin...
  • Do bệnh về hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp
  • Do rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai làm cứng khớp hệ thống xương con làm cho hệ thống này không rung động được, cản trở sự dẫn truyền âm thanh
  • Do các bệnh lý về Tai Mũi Họng như nút ráy tai, viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm mê nhĩ, u dây thần kinh VIII
  • Do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nhĩ

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có thể kể tới một vài lý do khác như stress, áp lực công việc quá cao, do môi trường quá ồn ào, náo nhiệt.

Ù tai không chỉ thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng, mà có liên quan đến nhiều chuyên khoa khác như Tim mạch, Nội tiết, Chấn thương, Ung bướu. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám cẩn thận để tìm nguyên nhân gây bệnh và kịp thời điều trị.

Các triệu chứng của bệnh ù tai

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ù tai có thể thay đổi đối với từng người, nhưng dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Nghe tiếng kêu, tiếng ồn trong tai: Đây là triệu chứng chính của bệnh ù tai. Tiếng kêu có thể là tiếng chuông, tiếng sì, tiếng rít, tiếng huýt sáo hoặc tiếng nhiều loại khác.
  • Cảm giác đầy tai: Bạn có thể cảm thấy tai bị đầy, như có chất lỏng hay áp lực bên trong tai.
  • Khó ngủ: Triệu chứng ù tai có thể gây khó khăn khi bạn muốn tập trung hoặc khi đi vào ngủ. 
  • Mất ngủ: Ù tai có thể gây mất ngủ, đặc biệt khi triệu chứng trở nên nặng nề vào ban đêm.
  • Giảm khả năng thính lực: Trong một số trường hợp, bệnh ù tai có thể gây giảm khả năng thính lực do âm thanh trong tai che phủ hoặc làm mất âm thanh bên ngoài.
  • Chóng mặt, mệt mỏi và căng thẳng cũng là một trong những dấu hiệu có thể thấy của bệnh ù tai
Bệnh nhân bị ù tai thường nghe thấy những tiếng kêu, tiếng ồn trong tai
Bệnh nhân bị ù tai thường nghe thấy những tiếng kêu, tiếng ồn trong tai - Ảnh: drannabelle.com

Ảnh hưởng của ù tai tới sức khỏe

Đa phần chứng ù tai không gây nguy hại tới người bệnh. Tuy nhiên, nó gây ra cảm giác khó chịu, khiến tâm trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều, mất ngủ, mất tập trung và làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra suy nhược cơ thể.

Các trường hợp còn lại nếu kèm theo triệu chứng khác như chóng mặt, bệnh lý tai trong, nghe kém, đau đầu, bệnh lý tai giữa thì không nên coi thường mà nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh ù tai cần được theo dõi và điều trị nếu triệu chứng kéo dài hoặc tăng cường. Trong một số trường hợp, ù tai có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như vấn đề về tuần hoàn máu hoặc tổn thương tai. 

Đặc biệt là với những người ù tai kèm nghe kém đột ngột thì phải đi khám và tư vấn với bác sĩ ngay. Khám và điều trị càng sớm càng có hiệu quả cao, để muộn có thể dẫn tới điếc không hồi phục. 

Cách điều trị bệnh ù tai

Chứng ù tai có nhiều nguyên nhân gây ra, cách tốt nhất là nên đi khám để tìm nguyên nhân chính xác. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video để bác sĩ định hướng điều trị ban đầu. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Trước hết, cần cải thiện tâm trạng, vì bệnh nhân thường lo lắng, mất ngủ dẫn tới suy nhược cơ thể. 
  • Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn, tránh sử dụng tai nghe qua mức, tránh các chất kích thích
  • Các trường hợp bệnh lý như viêm ống tai ngoài, nấm tai, nút ráy tai hay viêm tai giữa thì ngoài việc điều trị viêm, cần làm sạch ống tai.
  • Một số người ù tai do tiếp xúc với tiếng ồn hoặc nghe nhạc qua tai nghe quá to, kéo dài thì nên tránh tiếp xúc với tiếng ồn, nếu huyết áp cao, cần dùng thuốc hạ áp theo hướng dẫn của bác sĩ tim mạch.
  • Các trường hợp ù tai do rối loạn vận mạch, thiểu năng tuần hoàn não, cần sử dụng nhóm thuốc làm giãn động mạch tai trong và tăng vận chuyển oxy đến ốc tai, điều trị các bệnh mũi xoang, họng gây ù tai như nạo VA, vệ sinh mũi họng
  • Các trường hợp nặng như viêm mê nhĩ, u não, u dây thần kinh số VIII, ung thư vòm mũi họng thì phải điều trị theo chuyên khoa sâu, có thể điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
  • Điều trị các bệnh lý tai liên quan: Một số bệnh lý tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, hoặc cấu trúc tai bị tổn thương có thể góp phần vào ù tai. Điều trị và điều chỉnh các vấn đề tai liên quan có thể giảm triệu chứng ù tai

  • Hạn chế sử dụng thuốc có tác động tiêu cực đến tai: Một số loại thuốc như kháng histamine, kháng sinh, và một số loại thuốc chống ung thư có thể gây tổn thương tai. Nhờ bác sĩ tư vấn về các tác dụng phụ của thuốc và tìm hiểu xem có các lựa chọn khác thay thế.

Nhiều trường hợp ù tai không tìm được nguyên nhân, không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Cần giải thích cho bệnh nhân làm quen dần với triệu chứng này.

Nhanh chóng sắp xếp thăm khám với bác sĩ để được khám, chữa, tư vấn ù tai hiệu quả - Ảnh: freepik

Ù tai khám và điều trị ở đâu tốt?

Khi gặp triệu chứng tai ù lâu ngày mà không có chuyển biến, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân chính gây ra bệnh và có liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Với bệnh ù tai và các bệnh về Tai Mũi Họng người bệnh nên đến khám và điều trị tại các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa uy tín.

Khám ù tai tại Hà Nội

Tại Hà Nội, người bệnh nên đến khám và chữa trị bệnh tại

1. Bệnh viện Đa khoa An Việt

Bệnh viện An Việt là bệnh viện tư nhân chính thức đi vào hoạt động từ năm 2016 với thế mạnh về chuyên khoa Tai Mũi Họng. Tại đây hội tụ các PGS.TS.BS Tai Mũi Họng đầu ngành, từng công tác tại các Bệnh viện Trung Ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp. Nổi bật là:

  • PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An: Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương.
  • PGS.TS.BS Đoàn Thị Hồng Hoa – Nguyên Phó Trưởng khoa Tai - Tai Thần kinh, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương. 

Đối với riêng khám tai, Bệnh viện trang bị hệ thống máy nội soi và phòng đo thính lực với máy đo thính lực và máy đo nhĩ lượng,... giúp các bác sĩ thực hiện chẩn đoán các vấn đề về thính lực trong môi trường cách âm. Đây là địa chỉ khám tai chuyên nghiệp, bài bản mà bạn đọc có thể tin tưởng.

Hướng dẫn đi khám tai Phòng khám Đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Cả tuần, sáng 7h30 – 12h00, chiều 13h30 – 16h30 (riêng chủ nhật chỉ khám Tai Mũi Họng vào buổi sáng)
  • Giá khám: dao động từ 300.000đ - 400.000đ/lượt

2. Phòng khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai

Phòng khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai hiện có nhiều cơ sở trên địa bàn Hà Nội, giúp bạn đọc mong muốn khám tai mũi họng thăm khám với bác sĩ chuyên khoa giỏi, tránh phải chờ đợi lâu, mất thời gian với thời gian thăm khám trải dài cả ngoài giờ hành chính.

Bạn đọc có thể thăm khám với các bác sĩ dưới đây nếu gặp vấn đề về tai như:

Bác sĩ Tuyết Mai có lịch khám linh hoạt tại cả 2 cơ sở, bạn đọc muốn khám đích danh với bác sĩ nên đặt khám trước để được hướng dẫn cụ thể.

Thăm khám tai mũi họng uy tín, chất lượng tại Phòng khám Tuyết Mai
Thăm khám tai mũi họng uy tín, chất lượng tại Phòng khám Tuyết Mai - Ảnh: BookingCare

Hướng dẫn đi khám tai Phòng khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai

  • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: 42 Lạc Nghiệp, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Cơ sở 2: shop10 Park12 TimesCity, 458 Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Cả tuần, sáng 8h00 - 11h30; chiều 14h00 - 20h00. Lưu ý, cơ sở 1 chỉ làm việc buổi chiều.
  • Giá khám: 
    • Khám với bác sĩ: 220.000đ - 250.000đ/lượt (giá khám đã bao gồm nội soi)
    • Làm thuốc tai: 70.000đ

3. Phòng khám Tai Mũi Họng Tô Hiệu

Nếu ở Cầu Giấy hoặc các khu vực lân cận có nhu cầu khám tai, bạn đọc có thể tham khảo Phòng khám Tai Mũi Họng Tô Hiệu của BS CKII Đoàn Tiến Thành. Phòng khám khám chữa hiệu quả các bệnh cơ bản về tai mũi họng trong đó bao gồm các bệnh về tai như ù tai, nghe kém, điếc đột ngột, chẩy mủ tai, viêm tai giữa cấp, mạn, nấm tai...

Với 25 năm kinh nghiệm và hiện đảm nhận vị trí Phó trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Quân Y 354, BS CKII Đoàn Tiến Thành được nhiều bệnh nhân quý mến và tin tưởng. 

Hướng dẫn đi khám tai Phòng khám Tai Mũi Họng Tô Hiệu:

  • Địa chỉ: 110 C9 Tô Hiệu - Cầu Giấy - Hà Nội (đối diện 273 Tô Hiệu)
  • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần sẽ khám ngoài giờ hành chính còn thứ 7 và chủ nhật sẽ khám cả ngày
  • Giá khám: 250.000đ/lượt

Khám ù tai tại TP.HCM

Tại TP.HCM, người bệnh nên đi khám tại:

1. Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 được phát triển theo mô hình công - tư, không chỉ đảm bảo dịch vụ khám, cơ sở vật chất tốt mà còn có đội ngũ bác sĩ giỏi của Bệnh viện Đại học Y Dược trực tiếp thăm khám. 

Khi khám tai tại Phòng khám, bạn đọc có thể gặp các bác sĩ chuyên khoa giỏi như:

Cả 2 bác sĩ trên đều có kinh nghiệm khám, chữa bệnh ù tai nói riêng và các bệnh về tai nói chung. Review thăm khám về các bác sĩ cũng tốt, tận tình, chuyên nghiệp. Lịch khám GS.TS.BS Nguyễn Kiên Hữu không nhiều thế nên nếu bạn đọc muốn thăm khám thì cần đăng ký trước.

Hướng dẫn đi khám tai Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1:

  • Địa chỉ: 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TPHCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 tới thứ 6: 07h30 - 16h30; Thứ 7: 07h30 - 12h00
  • Giá khám: 150.000đ - 300.000đ/lượt (riêng khám với GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu thì chi phí sẽ cao hơn dao động trong khoảng 800.000đ/lượt)
  • Giá nội soi Tai mũi họng: 270.000đ

2. Phòng khám Tai Mũi Họng Dr Lê Na

Phòng khám Tai Mũi Họng Dr Lê Na nhận được nhiều phản hồi tốt từ những người đã thăm khám như "Bác sĩ siêu nhẹ nhàng, tận tình. Nội soi không đau, nhanh chóng. Giá cả phải chăng", "Em bị viêm tai giữa, sau 5 ngày điều trị tại phòng khám thì em đã dần phục hồi rất tốt. Bác sĩ ở đây cũng rất tận tình và chu đáo nữa ạ."

Phụ trách chuyên môn tại Phòng khám là BS CKI Lê Na với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tai mũi họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. 

Hoạt động khám chữa bệnh tại Phòng khám Dr Lê Na thường xuyên được bác sĩ chia sẻ trên Fanpage, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm trước khi thăm khám.

Phòng khám Tai Mũi Họng Dr Lê Na
Phòng khám Tai Mũi Họng Dr Lê Na nằm ở Quận 7 - Ảnh: Fanpage Phòng khám

Hướng dẫn đi khám tai Phòng khám Tai Mũi Họng Dr Lê Na

  • Địa chỉ: 1049 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TPHCM
  • Thời gian làm việc: Khám cả tuần tuy nhiên lịch khám của bác sĩ Lê Na phụ thuộc vào lịch công tác tại Bệnh viện nên không cố định, bạn đọc chủ động đặt khám trước qua BookingCare để được thông tin cụ thể.
  • Giá khám:
    • Khám nội soi không ghi hình: 200.000đ/lượt
    • Tái khám Nội soi không ghi hình: 100.000đ/lượt
    • Khám nội soi có ghi hình: 350.000đ/lượt

3. Phòng khám Tai Mũi Họng TS.BS Nguyễn Thành Tuấn

Tiếp nối các địa chỉ trên là Phòng khám Tai Mũi Họng TS.BS Nguyễn Thành Tuấn. TS.BS Nguyễn Thành Tuấn hiện đang công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, từng tu nghiệp chuyên ngành tại Hoa Kỳ với hơn 10 năm kinh nghiệm. 

TS.BS Nguyễn Thành Tuấn được bệnh nhân mắc các bệnh tai mũi họng tin tưởng thăm khám các bệnh ù tai, nấm tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm,...

Hướng dẫn đi khám tai Phòng khám Tai Mũi Họng TS.BS Nguyễn Thành Tuấn

  • Địa chỉ: 163/62, Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TPHCM
  • Thời gian làm việc: Phòng khám TS.BS Nguyễn Thành Tuấn chỉ hoạt động ngoài giờ từ 18h00 - 21h00 từ thứ Hai - thứ Sáu. Bạn đọc lưu ý đặt khám trước để chắc chắn gặp được bác sĩ.
  • Giá khám:
    • Khám với bác sĩ: 100.000đ/lượt
    • Làm thuốc tai: 50.000đ
    • Nội soi tai: 100.000đ

Ù tai gây nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy, cần có các biện pháp phòng tránh thích hợp như tăng cường thể dục, thể thao, tránh môi trường ồn ào..., có lối sống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.

 
 
Tài liệu tham khảo
http://suckhoedoisong.vn/tu-nhien-bi-u-tai-u-tai-keo-dai-coi-chung-mac-benh-nguy-hiem-n22988.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/