Cảnh báo: Đừng chủ quan trước tình trạng nổi hạch ở bẹn
Những điều bạn cần biết về dấu hiệu nổi hạch ở bẹn
Những điều bạn cần biết về dấu hiệu nổi hạch ở bẹn - Ảnh: BookingCare

Cảnh báo: Đừng chủ quan trước tình trạng nổi hạch ở bẹn

Tác giả: - Xuất bản: 26/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 26/03/2024
Nổi hạch ở bẹn có thể là một phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể gặp những bất thường. Tuy nhiên để biết nổi hạch ở bẹn có nguy hiểm không người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Nổi hạch ở bẹn là một triệu chứng bất thường diễn ra trên bề mặt da và có thể dễ dàng phát hiện. Đây có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh lý khác nhau và rất khó để tự xác định. Nếu bạn phát hiện nổi hạch ở vùng bẹn, cần phải thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Cùng BookingCare tìm hiểu về dấu hiệu nổi hạch ở bẹn để biết rõ hơn về tình trạng này trong cơ thể.

Nổi hạch ở bẹn là gì?

Nổi hạch ở bẹn là sự sưng phồng của các hạch bạch huyết ở vùng bẹn, tức là khu vực ở gần hoặc xung quanh vùng kín của nam giới hoặc vùng âm hộ của phụ nữ.

Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.

Nổi hạch ở bẹn - Ảnh: clevelandclinic.org
Nổi hạch ở bẹn - Ảnh: clevelandclinic.org

Nguyên nhân gây tình trạng nổi hạch ở bẹn

Các nguyên nhân gây nổi hạch ở bẹn có thể khá đa dạng và chúng thường liên quan đến các vấn đề về sức khỏe của hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng,...

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Nhiễm trùng: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nổi hạch ở bẹn là do nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ vi khuẩn, virus hoặc nấm và khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng này, các hạch bạch huyết tại vùng bẹn có thể sưng to và trở nên đau nhức.
  • Căng thẳng hoặc chấn thương: Căng thẳng hoặc chấn thương tại vùng bẹn cũng có thể gây ra nổi hạch. Việc này có thể là kết quả của việc tập thể dục quá mức, chấn thương từ hoạt động thể chất, hoặc thậm chí là do áp lực từ quần áo,…
  • Tắc nghẽn hệ thống bạch huyết: Nếu có tắc nghẽn hoặc rối loạn trong hệ thống này bạch huyết vùng bẹn có thể dẫn đến sự phình to của các hạch bạch huyết tại vùng bẹn và các vùng khác.
  • U nang và khối u: Các khối u và ung thư ở vùng được dẫn lưu bạch huyết bởi hạch bẹn sẽ gây sưng hạch bẹn, cụ thể là như: Bệnh Leukemia, ung thư hạch bạch huyết hay còn gọi là u lympho, các khối u ác tính vùng chậu có thể di căn sang hậu môn, âm đạo và gây sưng hạch vùng bẹn, ung thư tinh hoàn, ung thư hắc tố, ung thư buồng trứng,…
  • Sau tiêm vắc xin:
    • Một số loại vắc xin sau khi tiêm có thể gây sưng hạch như sởi, quai bị, thương hàn, rubella,...
    • Ngoài ra, tuy rất hiếm nhưng cũng có một số thuốc gây tác dụng phụ là sưng hạch bẹn như: thuốc allopurinol điều trị Gout, phenytoin, penicillin và carbamazepin điều trị rối loạn lưỡng cực và động kinh, pyrimethamine điều trị sốt rét,...
  • Bệnh lý ngoại biên khác: Nổi hạch ở bẹn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như bệnh viêm nang lông, viêm bã nhờn, hay các vấn đề da liễu khác.

Tình trạng nổi hạch ở bẹn kéo dài có nguy hiểm không?

Nổi hạch ở bẹn kéo dài nếu không có dấu hiệu thuyên giảm có thể là cảnh báo một số bệnh lý liên quan như:

Nổi hạch ở bẹn do bệnh lý phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa gây nên tình trạng nổi hạch ở bẹn kéo dài: 

  • U nang Bartholin:
    • Bartholin là một tuyến ở cơ quan sinh dục nữ, nằm dưới môi lớn của âm đạo. Tác dụng của tuyến này là tiết chất nhờn duy trì độ ẩm vùng kín và chất dịch bôi trơn khi quan hệ tình dục nhằm tạo điều kiện cho tinh trùng vượt qua âm đạo.
    • Khi các chất nhầy của tuyến bị tắc nghiễn hoặc viêm nhiễm (do quan hệ tình dục không an toàn hoặc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ) khiến cho dịch bị ứ đọng tạo nên những khối u nang sưng lên gây ra hiện tượng nổi hạch vùng bện nữ giới.
    • Những khối u này có kích thước như hạt đỗ nhưng cũng có thể phát triển to lên như quả bóng, bên trong chứa chất nhầy hoặc dịch mủ.
  • U nang bã nhờn: U nang bã nhờn cũng là bệnh lý phụ khoa gây hiện tượng nổi hạch ở bẹn nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh là do tích tụ nhiều keratin ở âm hộ hoặc do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.

Do bệnh lý nam khoa

Một số bệnh lý nam khoa ở nữ giới gây nên tình trạng nổi hạch ở bẹn gồm:

  • Viêm tinh hoàn: Khi tinh hoàn bị viêm sẽ xuất hiện tình trạng sưng viêm 1 hoặc 2 bên, nổi hạch ở bẹn trong bìu. Các hạch này sưng to, có thể cảm nhận rõ ràng bằng tay, khi ấn vào sẽ thấy đau buốt. Hạch này xuất hiện vài ngày rồi biến nhất, tuy nhiên đó chỉ là tạm thời vì sau đó chúng lại nổi lên với số lượng nhiều hơn và gây đau hơn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng: Giãn tĩnh mạch thừng hay giãn mạch thừng tinh gây suy giảm chức năng tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Có đến 80% các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng có dấu hiệu sưng tinh hoàn và nổi hạch ở bẹn bên trái.
  • Xoắn tinh hoàn: Là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn quanh dây thừng tinh khiến mạch máu nuôi tinh hoàn bị tắc nghẽn, sung huyết, phù nề và hoại tử. Nam giới khi mắc bệnh lý này tinh hoàn sẽ bị sưng, nổi hạch ở bẹn trái hoặc phải ngay vùng tinh hoàn bị sưng.

Do mắc bệnh xã hội

Một số bệnh xã hội gây nên tình trạng nổi hạch ở bẹn gồm:

  • Bệnh giang mai:
    • Ở giai đoạn 1 của bệnh, hạch nổi ở bẹn bên trái và không đau. Tồn tại trên cơ thể sau 3 - 5 ngày kể từ khi các vết loét giang mai xuất hiện. Hạch tồn tại trong thời gian dài và tự động biến mất.
    • Ở giai đoạn 2, hạch bắt đầu lan rộng hơn, người bệnh thấy hạch ở cả bên phải và trái.
    • Ngoài ra còn xuất hiện cả ở cổ, nách, dưới hàm kèm theo triệu chứng sẩn, đào ban, sốt nổi hạch,...
  • Bệnh lậu:
    • Triệu chứng của bệnh gồm tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, đau khi quan hệ, nữ giới thì ra nhiều khí hư với màu sắc lạ, có mùi hơi, nam giới thì đau buốt niệu đạo, lỗ sáo sưng tấy.
    • Lâu dần người bệnh sẽ thấy tiểu khó, có dịch mủ lẫn vào nước tiểu, bị nổi hạch ở bẹn trái và phải gây đau,...
  • Sùi mào gà: bệnh do virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua đường tình dục không an toàn. Ngoài các nốt sùi mọc to kèm mủ thì người bệnh còn bị sốt nổi hạch ở bẹn.
  • Một số bệnh khác cũng gây nổi hạch vùng bẹn như mụn rộp sinh dục, hạ cam, HIV/AIDS, lao hạch, ung thư tại hạch, ung thư di căn hạch,...

Khi nào cần khám bác sĩ khi thấy tình trạng nổi hạch ở bẹn?

Khi thấy xuất hiện hiện tượng nổi hạch ở bẹn, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời trong một số trường hợp:

  • Kích thước lớn: Nếu hạch có kích thước lớn hoặc có xu hướng tăng kích thước theo thời gian, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Không giảm kích thước sau thời gian dài: Nếu nổi hạch ở bẹn không giảm kích thước sau một khoảng thời gian nhất định hoặc thậm chí tăng kích thước, điều này cũng là một dấu hiệu cảnh báo và bạn nên đi khám.
  • Đau đớn và khó chịu: Nếu bạn cảm thấy đau nhức, đau nhấn hoặc có bất kỳ biểu hiện đau đớn khác ở vùng nổi hạch, đó cũng là một lý do quan trọng để đi thăm bác sĩ.
  • Có các triệu chứng khác: Nếu nổi hạch đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, giảm cân đột ngột hoặc các triệu chứng không phổ biến khác, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được kiểm tra.
  • Tiền sử bệnh lý: Nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh ung thư hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác liên quan đến hệ thống miễn dịch, việc điều trị nổi hạch càng cần thiết.
Cần đi khám ngay khi xuất hiện tình trạng nổi hạch ở bẹn kéo dài - Ảnh: Freepik
Cần đi khám ngay khi xuất hiện tình trạng nổi hạch ở bẹn kéo dài - Ảnh: Freepik

Nhớ rằng, việc điều trị và chăm sóc sớm có thể giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe một cách hiệu quả và tránh được những biến chứng nghiêm trọng hơn trong tương lai. Do đó, hãy luôn chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết