Online Marketing phòng khám từ lâu đã được nhiều đơn vị quan tâm, nhìn thấy tiềm năng và triển khai thực hiện thành công, mang lại hiệu quả thu hút khách hàng. Tuy nhiên, không phải phòng khám nào khi bắt tay vào thực hiện đều có cách làm, chiến lược Online Marketing hiệu quả.
Từ thực tế làm Online Marketing của BookingCare cũng như tham khảo các đơn vị, các Website Marketing uy tín: Hubspot, Quicksprout,... BookingCare tổng hợp chia sẻ về Online Marketing phòng khám trong nội dung dưới đây.
Xoay quanh chủ đề này, BookingCare sẽ đi sâu vào các phần:
Lựa chọn kênh Online Marketing nào?
Theo dõi đến cuối bài viết để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích. Hy vọng nội dung BookingCare chia sẻ sẽ giúp ích phòng khám trong việc chọn kênh và triển khai các hoạt động Marketing Online hiệu quả.
Đầu tư Online Marketing phòng khám từ lâu đã được nhiều đơn vị quan tâm và triển khai thực hiện thành công, mang lại hiệu quả thu hút khách hàng.
Cùng với Online Marketing - tiếp thị trực tuyến, Digital Marketing - tiếp thị kỹ thuật số là 2 thuật ngữ được sử dụng nhiều, quen thuộc với người làm Marketing.
Nếu như Digital Marketing là khái niệm mang nghĩa rộng hơn, bao quát tất cả các hoạt động tiếp thị trên kênh kỹ thuật số (không quan tâm có trực tuyến hay không) thì Online Marketing là tập hợp con của Digital Marketing, đề cập đến các hoạt động Marketing để có thể thực hiện được đòi hỏi kết nối Internet (trực tuyến).
Hay nói cách khác Online Marketing là sử dụng Internet vào việc truyền tải thông tin, sản phẩm đến với khách hàng.
Lấy ví dụ về Online Marketing như Website, SEO (SEO Y tế), SEM - Marketing trên công cụ tìm kiếm, Display Ads (quảng cáo hiển thị), Social Media - phương tiện truyền thông xã hội,...
Theo Báo cáo toàn cảnh Digital Việt Nam 2022, Việt Nam có 72,10 triệu người dùng Internet. Số lượng người dùng ngày càng tăng. Hơn nữa, người dùng cũng ngày càng có thói quen sử dụng Internet. Theo khảo sát của WeAreSocial, trung bình hàng ngày người Việt dành khoảng 6 tiếng 42 phút - tương đương với 1/4 ngày để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị.
Đây chính là cơ hội để bệnh viện, phòng khám tận dụng triển khai, đẩy mạnh các hoạt động Online Marketing, tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng trên các kênh này.
Bên cạnh đó, ngày nay, hành trình của người bệnh bắt đầu từ Online. Người bệnh sẽ tìm kiếm thông tin trên Google, mạng xã hội,... trước khi đến khám trực tiếp.
Phòng khám muốn triển khai các hoạt động Marketing thu hút khách hàng cũng cần theo chân người dùng trên những kênh Online này - xuất hiện ở những nơi khách hàng hiện diện nhiều.
Theo khảo sát của Doctors.com, có đến 81% khách hàng ngay cả khi được giới thiệu, họ vẫn tìm kiếm thông tin bổ sung trên các kênh Online - trên mạng xã hội, Website của bệnh viện, phòng khám và các trang đánh giá - trước khi đặt lịch.
Việc triển khai Marketing phòng khám trên các kênh Online vì thế đóng vai trò quan trọng.
Triển khai Online Marketing hiệu quả giúp phòng khám:
Triển khai chiến lược Online Marketing trên các kênh nào là chủ đề được phòng khám quan tâm. BookingCare điểm danh các kênh Online Marketing phổ biến đang được nhiều bệnh viện, phòng khám triển khai.
Website là một trong những kênh Online Marketing phổ biến và hiệu quả nhất với nhiều cơ sở y tế khám chữa bệnh.
Khách hàng, người bệnh thường tìm kiếm và đọc các thông tin về bệnh viện, phòng khám, bác sĩ, dịch vụ khám chữa bệnh,... trước khi đưa ra quyết định thăm khám. Cụ thể người dùng tìm kiếm điều gì trên Website bệnh viện, phòng khám, BookingCare đã có một nội dung chia sẻ về chủ đề này.
Mô tả kỹ hơn ở đây, hành trình đi khám của người bệnh thường bắt đầu với việc tìm kiếm trên Google các từ khóa, ví dụ như "khám tai mũi họng ở đâu", "địa chỉ khám tai mũi họng tốt", "bác sĩ tai mũi họng giỏi",... Lượng tìm kiếm các từ khóa về khám chữa bệnh trên Google cũng rất lớn.
Do vậy, nếu bệnh viện, phòng khám của bạn chưa đầu tư cho Website, viết bài Blog, đừng bỏ qua kênh này.
Là đơn vị hợp tác, sản xuất nhiều nội dung về các bệnh viện, phòng khám, BookingCare nhận thấy nhiều phòng khám không có Website hoặc chỉ có Website mà không có Blog. Trang Web thường chỉ chứa nội dung giới thiệu về bệnh viện, thông tin sơ sài, thiếu cập nhật. Khách hàng khi tìm hiểu khó có cơ sở để tin tưởng, lựa chọn thăm khám.
Marketing Online trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,... được nhiều bệnh viện, phòng khám thực hiện và phát triển.
Việc hiện diện trên các kênh Social Media giúp các cơ sở y tế:
Hầu như bệnh viện, phòng khám nào cũng sở hữu kênh Facebook. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đầu tư, khai thác hiệu quả kênh này.
Nhiều đơn vị chỉ tạo tài khoản, tạo hiện diện trên mạng xã hội nhiều người dùng nhất Việt Nam này mà không có nhiều bài đăng hoặc chỉ đăng bài duy trì, không có tương tác hay phản hồi tin nhắn của người bệnh.
Với sự phát triển hiện nay của Tiktok, trong lĩnh vực truyền thống như y tế, nhiều bệnh viện, phòng khám tư, đặc biệt là các bác sĩ cũng nhanh chóng chuyển qua nền tảng này.
Thực tế Tiktok cũng là kênh có sự hiện diện của khách hàng khi phần lớn người dùng TikTok tập trung ở độ tuổi từ 18 - dưới 30 tuổi.
Trên Tiktok, các mảng nổi bật như Da liễu, Nha khoa, Nhi hoa, Tiêu hóa,... hay cả đến những chuyên khoa với các bệnh lý khó nói như Phụ khoa, Nam khoa, Vô sinh Hiếm muộn,... đều đang có các bác sĩ, bệnh viện, phòng khám thực hiện.
Một số kênh Tiktok bác sĩ quen thuộc sở hữu nhiều lượt theo dõi và số lượt xem ấn tượng: Bác sĩ Lã Hà - @bacsilaha, Bác sĩ Lương Trung Hiếu - bacsi.hieu, Bác sĩ Trần Đức Cung - @bassicungungbuou,...
Theo BookingCare nhận định, Tiktok đang được nhiều bác sĩ sử dụng làm kênh xây dựng thương hiệu bằng cách cung cấp kiến thức chuyên môn cho người xem. Từ đó người bệnh sẽ ghi nhớ, tin tưởng, thăm khám tại các cơ sở y tế bác sĩ đang công tác khi có nhu cầu.
Nội dung trên BookingCare đã chia sẻ về các kênh Online Marketing phòng khám, còn cụ thể các đơn vị có thể triển khai các hoạt động gì, BookingCare gợi ý 5 chiến lược Online Marketing theo kênh.
Kênh Website
Sản xuất nội dung Blog có lẽ là chiến lược quen thuộc nhưng không thể phủ nhận đây là hoạt động đáng đầu tư, mang lại hiệu quả cả về thu hút khách hàng, lấy được sử tin tưởng, xây dựng thương hiệu cho phòng khám.
Đơn vị có thể sản xuất nội dung Blog theo các từ khóa liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh của phòng khám, bác sĩ giỏi, chi phí, các nội dung về y khoa, bệnh học,...
Hơn nữa, đa phần các nội dung này có giá trị dài hạn. Khi đã lên top có thể đem lại hiệu quả lâu dài.
BookingCare gợi ý một số bước phòng khám có thể sản xuất nội dung trên Website của mình, có được thứ hạng cao trên Google:
Nếu phòng khám chưa triển khai hiệu quả bài viết Website, sản xuất nội dung không có được thứ hạng cao có thể hợp tác với các bên thứ 3. Xây dựng nội dung Website là thế mạnh của BookingCare, các bài viết có thứ hạng cao, bền vững. Bệnh viện, phòng khám có thể liên hệ tham khảo về dịch vụ.
Kênh Fanpage
Nếu không đảm bảo nội dung chất lượng, khác biệt rất khó để phòng khám có thể nổi bật với rất nhiều đơn vị phòng khám khác. Khi đó việc làm Fanpage có thể không hiệu quả, bỏ công sức nhưng chỉ mang tính duy trì, có sự hiện diện trên Facebook.
Các cuộc thi, minigame là cơ hội để cải thiện tương tác, gia tăng uy tín cho fanpage của phòng khám. Minigame thú vị sẽ nhận được sự hưởng ứng của khách hàng và thu hút thêm nhiều người tham gia.
Vì thế, lượng người dùng truy cập vào fanpage cũng sẽ tăng lên. Bằng các thể lệ như bình luận, chia sẻ trong minigame, tên tuổi phòng khám sẽ trở nên quen thuộc và uy tín hơn.
Cách tổ chức minigame hiệu quả:
Khác với Fanpage phòng khám là kênh công khai, Group là kênh cộng đồng, mang tính chất riêng tư. Các bệnh viện, phòng khám có thể tạo và phát triển các nhóm riêng, gắn kết với khách hàng hơn vừa tạo nên cộng đồng khách hàng trung thành vừa thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho phòng khám.
Bên cạnh đó, group còn là nơi phòng khám có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh một cách sâu sắc hơn, tương tác trực tiếp, gần gũi hơn với khách hàng.
Về khía cạnh thu hút khách hàng, đối tượng tham gia Group là thường là những người đã biết đến phòng khám, có sự quan tâm nhất định hoặc đã sử dụng dịch vụ tại phòng khám nên việc tiếp cận sẽ đúng đối tượng, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Hơn nữa, nếu như Fanpage có thể bị bóp tương tác thì trong các Group tương tác sẽ cao hơn.
Lưu ý khi tạo nhóm:
Với bệnh viện, phòng khám có ngân sách để phát triển Facebook Marketing, có thể cân nhắc đầu tư cho quảng cáo trên Facebook - Facebook Ads.
Việc quảng cáo cho phép tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn bên cạnh những người đã like, theo dõi page, cho phép nhắm đến những đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.
Kênh Tiktok
Trong "cuộc chiến" video trên Tiktok, ai viral hơn, ai lên xu hướng hơn người đó thắng. Nếu nội dung của bạn không viral, không có nhiều khách hàng biết đến.
Chìa khóa Marketing trên Tiktok cho phòng khám:
Tìm trọng tâm sáng tạo nội dung chính của phòng khám: Tránh các lĩnh vực “chung chung” mơ hồ. Bạn càng tập trung thì càng có nhiều khả năng tìm kiếm được một cộng đồng người hâm mộ nhiệt tình.
Trong nội dung trên, BookingCare đề cập đến nhiều kênh, nhưng không phải phòng khám nào cũng đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả 3 kênh trên.
Để trả lời câu hỏi bệnh viện phòng khám nên lựa chọn kênh Online nào hiệu quả xuất phát từ việc các đơn vị phải giải quyết trước các bài toán sau:
Đơn vị có thể thử nghiệm 1 - 2 kênh. Sau đó, đo lường kênh nào đang hoạt động hiệu quả, kênh nào đang lãng phí ngân sách. Từ đó quyết định kênh triển khai.
Trên đây là tổng hợp một số chia sẻ của BookingCare về chiến lược Online Marketing phòng khám. Đơn vị có thể tham khảo để chọn kênh, có thêm các gợi ý đẻ triển khai các hoạt động Online Marketing.