Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó, nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bài viết này sẽ giải thích thêm về mối quan hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 và những gì các nhà nghiên cứu hiện biết về nguyên nhân của bệnh tiểu đường nói chung.
Thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ chính phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường. Cân nặng cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường nói chung, khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở mức mục tiêu trở nên khó khăn hơn.
Béo phì liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2 theo nhiều cách.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển sau nhiều năm kháng insulin, trong đó cơ thể không xử lý insulin đúng cách. Tiền tiểu đường thường phát triển đầu tiên từ tình trạng đề kháng insulin này. Hơn 80% những người bị tiền tiểu đường thậm chí không biết họ mắc bệnh.
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong việc phát triển các bệnh chuyển hóa, bao gồm tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2. Điều này là do béo phì làm cơ thể mất nhạy cảm với hoạt động của insulin, khiến cơ thể khó sử dụng insulin một cách tự nhiên hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng 80 - 90% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng bị thừa cân hoặc béo phì.
Béo phì có liên quan đến tiểu đường tuýp 1?
Béo phì không liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Không giống như tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy, dẫn đến không thể sản xuất insulin.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có tình trạng thiếu insulin theo thời gian, đặc biệt nếu người bệnh cũng bị thừa cân hoặc béo phì thì nguy cơ tiểu đường càng cao. Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở người trưởng thành bị thừa cân và béo phì cũng giống như trong dân số nói chung.
Giảm cân giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Khi bạn nhẹ cân hơn, tuyến tụy có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu insulin của cơ thể. Trong một số trường hợp, giảm cân là đủ để khôi phục lượng đường trong máu về mức bình thường, giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Ngay cả khi giảm cân không làm cho lượng đường trong máu trở lại bình thường hoàn toàn, nó có thể giúp giảm nhu cầu điều trị bằng insulin hoặc các loại thuốc khác để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Giảm cân cũng làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, bao gồm các vấn đề về tim, mắt, bệnh thận và tổn thương thần kinh.
Giữ cân nặng khỏe mạnh sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh khoảng 70 - 90%. Nhìn chung, cân nặng khỏe mạnh được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể, hoặc BMI, từ 25 trở xuống.
Ba cách quan trọng nhất để giảm nguy cơ béo phì liên quan đến việc thay đổi hoặc duy trì một số thói quen sinh hoạt nhất định:
- Duy trì một mô hình ăn uống lành mạnh
- Hoạt động thể chất thường xuyên
- Hạn chế thời gian bạn ngồi
Bằng cách giảm nguy cơ béo phì, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 một cách tự nhiên.