Nhiều người bị trầm cảm thắc mắc rằng liệu các triệu chứng có tự khỏi hay không. Có người nói rằng "thời gian chữa lành mọi vết thương", nhưng điều đó đúng với một phần nhỏ những người từng mắc trầm cảm nhưng phần lớn nếu tiếp tục để mặc hoặc điều trị sai cách thì rối loạn này sẽ phát triển phức tạp hơn, trở nên có thêm các vấn đề về lo âu hoặc nặng hơn có biểu hiện loạn thần.
Chính lúc đó bạn đã làm vấn đề trở nên khó điều trị khỏi hoàn toàn được và cần thời gian điều trị tính theo năm.... Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất khó tự khỏi nếu không điều trị và có những liệu pháp tâm lý, phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu đã được chẩn đoán mắc trầm cảm, bạn cần được điều trị thích hợp để bệnh nhanh khỏi, tránh những hệ quả xấu về sau. Không nên cố gắng chịu đau khổ, trong khi trầm cảm là một căn bệnh có thể điều trị được. Trên thực tế, từ 80 - 90% những người được điều trị cảm thấy tốt hơn.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về rối loạn này, Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin về vấn đề này trong nội dung dưới đây.
Trầm cảm là tình trạng buồn chán và mệt mỏi, giảm hoặc mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần. Thường kèm theo 1 hoặc nhiều các triệu chứng ăn uống không ngon miệng, ngủ ít, giảm tập trung, bi quan.
Biểu hiện | Cụ thể |
Buồn chán |
|
Mất quan tâm hứng thú |
|
Vận động chậm chạp |
|
Mệt mỏi và mất năng lượng |
|
Giảm sút tập trung chú ý |
|
Giảm tính tự trọng và lòng tự tin |
|
Rối loạn giấc ngủ |
|
Chán ăn |
|
Tự buộc tội và ý tưởng tự sát |
|
Suy giảm tình dục |
|
Mặc dù, một đợt trầm cảm nhẹ có thể tự biến mất mà không cần điều trị, nhưng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều khi cứ để mọi chuyện tự diễn biến. Đó là lý do tại sao, các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên đi khám và điều trị ngay lập tức khi có dấu hiệu mắc trầm cảm.
Rất nhiều trường hợp trầm cảm nhẹ chuyển thành trầm cảm nặng vì không được điều trị và có liệu pháp tâm lý đúng đắn.
Các liệu pháp tự thân vận động (dùng ý chí nghị lực thay đổi cuộc sống), liệu pháp tâm lý... rất quan trọng, cần được phối hợp với thuốc... nhưng không thể thay thế thuốc.
Trầm cảm không được điều trị có thể gây suy nhược cả thể chất và tinh thần cực kỳ nghiêm trọng đối với người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ và những người xung quanh.
Trầm cảm nặng có thể dẫn đến hành vi tự tử nếu không được quan tâm ngay lập tức. Ngoài ra, trầm cảm cũng có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất, bao gồm bệnh tim, béo phì, tiểu đường, bệnh Alzheimer và các rối loạn mãn tính khác.
Mắc trầm cảm có thể gây khó khăn hơn trong việc điều trị các bệnh nội khoa khác vì thiếu động lực và năng lượng liên quan đến trầm cảm khiến bệnh nhân khó tuân thủ phác đồ điều trị hơn. Vì vậy hãy điều trị ổn định bệnh trầm cảm càng sớm càng tốt.
Trầm cảm là một bệnh lý có thể chữa khỏi (cũng giống như các bệnh lý thông thường khác) nên bạn cần chủ động trò chuyện, giải thích và tới gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu vấn đề ở mức độ nhẹ hoặc chưa đến mức đã thực hiện ý tưởng tự sát thì có thể gặp nhà trị liệu tâm lý để chẩn đoán và điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
Cách chữa bệnh trầm cảm không chỉ cần kết hợp nhiều phương pháp mà còn phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân có hợp tác, kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị đã được đưa ra hay không. Một số cách điều trị bệnh lý trầm cảm phổ biến:
Có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với các thuốc điều trị, vì vậy bạn nên lạc quan hơn. Sau khi sử dụng thuốc, bạn sẽ trở lại vui vẻ, hạnh phúc bình thường.
Tuy nhiên, trầm cảm có khả năng bị tái phát nên đòi hỏi điều trị lâu dài, không chỉ nhằm mục tiêu giúp cho bệnh nhân hết triệu chứng mà còn ngăn chặn tái phát bệnh. Quá trình điều trị trầm cảm với thuốc được chia thành 3 giai đoạn:
Theo nghiên cứu từ Đại học Nam Úc, thời gian điều trị thuốc chống trầm cảm trung bình là 2 năm ở những người dưới 24 tuổi, 3 năm ở những người từ 35 - 44 và lên đến 5 năm khi ở tuổi 55 - 64.
Ở những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ thì có thể tìm giải pháp gặp gỡ các chuyên gia tâm lý, tháo gỡ những vấn đề người bệnh đang mắc phải. Sẽ tốt hơn khi có người luôn lắng nghe và chia sẻ giúp người bệnh ổn định về tâm lý và thể chất, tạo cho người bệnh sự vững tin và loại bỏ cảm giác cô đơn lạc lõng một mình.
Mặc dù cộng đồng đã hiểu và thông cảm với người bệnh trầm cảm hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có tâm lý mặc cảm, không đến khám tại chuyên khoa tâm thần mà tự mua thuốc dùng hay chỉ khám tại các cơ sở y tế không chuyên khoa.
Để đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, đúng dạng, dùng đúng thuốc, khi có các biểu biện bất thường về tâm thần, nhất thiết phải khám tại bệnh viện, phòng khámchuyên khoa tâm thần uy tín (thường có ở bệnh viện tuyến tỉnh thành phố hay các bệnh viện, viện chuyên khoa tâm thần trung ương).
Trong trường hợp trầm cảm mức vừa nặng, cần chọn bác sĩ giỏi, chọn phương thức, thời gian thích hợp để thực hiện liệu pháp trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có thể thực hiện được khi người bệnh còn nhận thức, có thời gian, có ý thức hợp tác với bác sĩ - chuyên gia, còn khi người bệnh đã quá mệt mỏi không nhớ rõ ràng mọi việc, sẽ không thực hiện được phương pháp này.
Nếu nặng không còn đủ nhận thức thì phải dùng thuốc phục hồi tương đối đủ nhận thức mới thực hiện tâm lý liệu pháp được. Trầm cảm là do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong synap, tuy nhiên nguyên nhân khởi phát của rối loạn đến nay vẫn chưa được xác định chắc chắn. Dùng thuốc mới giảm được sự thiếu hụt đó thì mới bị đẩy lùi được bệnh.
Trong điều trị, đáp ứng thuốc khác nhau ở mỗi cá nhân và cũng khác nhau trên cùng một cá nhân ở từng thời điểm khác nhau. Lựa chọn thuốc chống trầm cảm sẽ tùy thuộc và tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân, đáp ứng, khả năng dung nạp thuốc và không kém phần quan trọng là kinh nghiệm của bác sĩ chữa bệnh.