Đau bụng trên bên phải nguyên nhân do đâu?
Đau bụng trên bên phải
Nguyên nhân gây đau bụng trên bên phải phần lớn liên quan đến hệ thống gan mật - Ảnh: BookingCare.

Đau bụng trên bên phải nguyên nhân do đâu?

Tác giả: - Xuất bản: 30/03/2024 - Cập nhật lần cuối: 05/04/2024
Đau bụng trên bên phải thường liên quan chủ yếu đến hệ thống gan mật và tiêu hóa. Tùy thuộc vào những nguyên nhân khác nhau mà có những tính chất, cường độ cơn đau khác nhau. Cơn đau có thể khu trú hoặc lan tỏa, có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đột ngột…

Đau bụng là triệu chứng phổ biến và thường tự khỏi. Tuy nhiên, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cơn đau ở phần trên bên phải của bụng có thể do xơ gan, viêm gan, sỏi mật, sỏi thận,...

Để rõ hơn về nguyên nhân gây đau bụng ở phần phải, hãy cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau bụng trên bên phải là gì?

Bụng có thể được chia làm 4 phần bởi 2 đường thẳng qua rốn. Một đường đi từ mũi ức đến khớp mu và đường thứ hai đi qua rốn vuông góc với đường thứ nhất chia ổ bụng làm 4 khu: khu trên phải, khu trên trái, khu dưới phải, khu dưới trái.

Dựa vào các phân khu đau bụng trên bên trái hay bên phải, đau bụng dưới bên trái hay bên phải sẽ giúp thu nhỏ được phạm vi nguyên nhân gây đau bụng.

Khi đau bụng trên bên phải, có nhiều khả năng có liên quan đến các cơ quan của vùng đó. Có thể liên quan đến hệ thống gan mật, tiêu hóa hoặc do chính cơ vùng bụng.

Các cơ quan gây đau bụng trên bên phải:

  • Các cơ quan vùng bụng:
    • Gan
    • Túi mật
    • Tuyến tụy (một phần đầu tụy)
    • Tá tràng
  • Các cơ quan và mô khác có thể liên quan bao gồm:
    • Thận phải
    • Cơ bụng
    • Phúc mạc
    • Tim hoặc phổi
phân khu ổ bụng 4 phần
Phân khu ổ bụng chia làm 4 phần - Ảnh: Canva

Nguyên nhân gây đau bụng trên bên phải

Gan 

Gan là cơ quan có chức năng giải độc nằm ở góc phần tư phía trên bên phải. Nó lọc chất độc ra khỏi máu. Khi sức khỏe của gan giảm sút có thể dẫn đến đau ở khu vực này.

Một số tình trạng có thể dẫn đến đau bụng trên bên phải xuất phát từ gan bao gồm: 

  • Xơ gan
  • Viêm gan
  • Bệnh gan nhiễm mỡ
  • Tổn thương gan
  • U nang hoặc áp xe ở gan
  • Ung thư gan

Trong trường hợp gan là nguyên nhân gây ra đau ở góc phần tư phía trên bên phải có thể kèm thêm các triệu chứng khác như:

  • Vàng da hoặc mắt
  • Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường
  • Sốt, mệt mỏi
  • Sút cân không rõ nguyên nhân… 
tổn thương gan
Xơ gan, tổn thương gan là một số nguyên nhân gây ra đau bụng trên bên phải - Ảnh: Canva

Thận phải

Thận giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thận phải, nằm ở góc phần tư phía trên bên phải, có thể phát triển các vấn đề và dẫn đến đau đớn.

Một số tình trạng hoặc bệnh có thể liên quan đến thận bao gồm:

  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng thận
  • Bệnh thận mạn tính
  • Ung thư thận

Một số triệu chứng khác sẽ phát triển khi gặp các vấn đề về thận phải như:

Túi mật

Túi mật giúp giải phóng và lưu trữ mật, một chất lỏng mà cơ thể sử dụng để phân hủy thức ăn trong dạ dày. Khi túi mật tổn thương, có thể dẫn đến đau ở góc phần tư phía trên bên phải.

Một số nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Sỏi đường mật

Ngoài triệu chứng đau, khi túi mật tổn thương có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt, ớn lạnh
  • Phân bạc màu
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Vàng da

Tá tràng

Tá tràng là một phần hình chữ C của ruột non. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tá tràng, dẫn đến đau hạ sườn phải, chẳng hạn như:

  • Viêm dạ dày
  • Viêm dạ dày ruột
  • Chứng khó tiêu
  • Loét dạ dày
  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Bệnh ung thư

Các triệu chứng do nguyên nhân từ tá tràng rất khác nhau có thể kể đến như:

  • Đầy hơi
  • Buồn nôn, nôn
  • Khó tiêu
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Ợ nóng…

Tuyến tụy

Phần trên cùng của tuyến tụy nằm ở góc phần tư phía trên bên phải. Nếu bạn bị viêm tụy , tức là tình trạng viêm tuyến tụy, bạn có thể bị đau ở góc phần tư phía trên bên phải.

Các triệu chứng khác của tuyến tụy có thể đi kèm bao gồm:

Cơ quan khác

  • Tim và phổi: Ít phổ biến hơn, tình trạng ở ngực ảnh hưởng đến tim hoặc phổi có thể gây đau ở vùng bụng trên. Điều này có thể bao gồm tắc mạch phổi , nhiễm trùng, đau tim hoặc viêm màng ngoài tim.
  • Viêm phúc mạc: Có thể gây đau lan tỏa khắp bụng. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng cũng có thể do thủng ruột, tắc ruột, thủng dạ dày, viêm ruột thừa vỡ,...
  • Cơ bụng: Cơ bụng bị kéo là một chấn thương phổ biến. Bạn có thể bị vấn đề đó  khi nâng vật nặng, khi chơi thể thao hoặc tập thể dục hoặc thậm chí là do ho. Căng cơ bụng trên là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng trên. Đau cơ có xu hướng đau nhức.

Cách điều trị đau bụng trên bên phải

Việc điều trị cơn đau sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra. Không phải tất cả các nguyên nhân gây đau bụng trên đều có thể được điều trị hiệu quả tại nhà.

Một số phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phương pháp điều trị ung thư, như hóa trị, liệu pháp miễn dịch hoặc xạ trị.
  • Thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen để giảm đau và giảm khó chịu.
  • Các thủ tục phẫu thuật như phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoặc khối u.
  • Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit trong dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 làm giảm lượng axit trong dạ dày và ruột,…

Khi nào cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa?

Không phải lúc nào cũng có thể biết cơn đau bụng nghiêm trọng như thế nào chỉ bằng cảm giác. Một số tình trạng nghiêm trọng chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và một số tình trạng tạm thời có thể rất khó chịu hoặc đau đớn trong thời gian kéo dài.

Điều đặc biệt quan trọng là phải thăm khám bác sĩ nếu cơn đau tiếp tục trầm trọng hơn theo thời gian, không biến mất hoặc bạn có các triệu chứng khác như những triệu chứng nêu trên. Mặc dù cơn đau ở hạ sườn phải không phải lúc nào cũng liên quan đến một căn bệnh nghiêm trọng nhưng tốt hơn hết  nên đi khám sớm.

Người bệnh nên tìm kiếm đến sự chăm sóc y tế trong trường hợp cơn đau xảy ra đột ngột, dữ dội hoặc có các triệu chứng báo động đỏ khác kèm theo như:

  • Máu trong phân hoặc chất nôn 
  • Sốt cao
  • Chóng mặt hoặc nhầm lẫn
  • Khó thở
  • Vàng da (vàng da và lòng trắng mắt).

Các cơ quan nằm ở góc phần tư phía trên bên phải rất quan trọng và đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể diễn ra một cách bình thường nên việc giữ sức khỏe cho các tạng đó là điều cần thiết cho cơ thể.

Do đó, người bệnh nên đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để đề phòng các diễn biến nặng hơn cũng như các biện pháp khắc phục.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết