Bên cạnh đau lưng bên trái, đau lưng bên phải, đau lưng dưới gần mông là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt. Cảm giác đau nhức kéo dài tại vùng lưng dưới (vùng xương cùng cụt), đặc biệt là gần mông gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất trong công việc.
Cùng BookingCare tìm hiểu đau lưng dưới gần mông ở nữ là bệnh gì cùng những phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi TS.BS Cơ xương khớp Hoàng Ngọc Sơn.
Đau lưng dưới gần mông ở nữ không phải là bệnh mà thường là triệu chứng đi liền với các bệnh về cơ xương khớp, sản phụ khoa,... Những cơn đau lưng dưới gần mông ở chị em thường xuất hiện kèm theo những triệu chứng sau:
Thông thường, cơn đau xuất hiện cấp tính sẽ thuyên giảm dần sau một thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tiến triển nặng, kèm theo nhiều triệu chứng như: đau dữ dội, tê, châm chích xuống vùng chân, ảnh hưởng sinh hoạt thì nên tới gặp bác sĩ cơ xương khớp để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Theo thống kê, nữ giới là đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp và cơ nhiều hơn so với nam giới, nguyên nhân rất đa dạng song có liên quan đến giới tính như: áp lực thai khi mang thai, thói quen ít vận động và thể thao, chế độ ăn uống,... Bên cạnh đó, đau lưng dưới gần mông ở nữ còn có thể đến từ những nguyên nhân bệnh lý sau:
Bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn, đau vùng lưng dưới gần mông kèm với các triệu chứng điển hình khác như: ra nhiều khí hư, khí hư bất thường, ngứa rát vùng âm đạo, vùng kín có mùi hôi,... Người bệnh cần đi khám phụ khoa để được tư vấn điều trị dứt điểm.
Tình trạng đau lưng dưới gần mông ở nữ có thể xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong chu kỳ, lạc nội mạc tử cung xuất hiện với đau bụng dữ dội và thường là đau thắt lưng mãn tính.
Ảnh hưởng của thai kỳ và kinh nguyệt
Hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ đều gặp phải triệu chứng nhức mỏi xương khớp vùng lưng, trong đó có những cơn đau lưng dưới gần mông. Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh do ảnh hưởng của quá trình gây tê tủy sống hoặc áp lực khi dây chằng bị kéo dãn khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng dưới gần mông hoặc hai bên gần xương cụt.
Các bệnh lý cơ xương khớp khác
Để chẩn đoán nguyên nhân bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới, bác sĩ sẽ dựa trên đặc điểm triệu chứng, thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm khác. Chẩn đoán nguyên nhân là phần quan trọng để từ đó điều trị cơn đau hiệu quả, triệt để.
Tương tự với cách chẩn đoán đau thắt lưng hay đau lưng ở giữa, đau lưng dưới gần mông ở nữ cũng sẽ bao gồm các loại xét nghiệm máu, nước tiểu,... để loại trừ các bệnh có triệu chứng giống nhau cùng hoạt động chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang/ chụp CT/ chụp MRI) giúp quan sát kỹ càng những phần mô, xương, khớp bị tổn thương.
Để giảm thiểu và xóa bỏ những cơn đau lưng dưới gần mông ở nữ, chị em có thể tham khảo các hướng điều trị sau:
Ngoài việc dùng thuốc đúng loại và liều lượng, chị em nên có chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý (không ngồi quá lâu một tư thế, nên vận động cơ thể giữa giờ làm việc, không ngồi làm việc sai tư thế…) để giảm áp lực lên lưng.
Tư thế nằm phù hợp giúp cột sống lưng và thắt lưng nói riêng được thư giãn và nhanh hồi phục hơn. Để đạt được điều này, nếu nằm ngửa, bạn nên đặt gối dưới đùi; hoặc nếu nằm nghiêng, hãy kẹp gối mềm giữa 2 chân.
Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm và đau chỉ áp dụng với chấn thương, còn chườm nóng áp dụng khi co cơ hoặc bệnh đau lưng mãn tính giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ thư giãn và giảm đau. Mỗi phương pháp, bạn nên thực hiện trong khoảng từ 15-20 phút, thực hiện cách nhau 2 giờ.
Những đối tượng có nguy cơ cao đối mặt với đau lưng dưới gần mông là phụ nữ đang mang thai, nhân viên văn phòng ngồi liên tục nhiều giờ và kéo dài, người lao động chân tay, nhất là mang vác nặng, người béo phì, phụ nữ bị bệnh lý về phụ khoa, bệnh xương khớp hoặc phụ nữ thường xuyên đi giày, guốc cao gót…
Dựa theo những nhóm đối tượng trên, có một số lưu ý giúp chị em "sống chung" với đau lưng dưới gần mông như sau:
Như vậy khi gặp những cơn đau gần mông do kinh nguyệt hoặc chấn thương nhẹ, chị em có thể tự điều trị, chăm sóc tại nhà bằng những phương pháp mà BookingCare có đề cập bên trên. Còn nếu những cơn đau cứ tái phát liên tục và xảy ra không rõ nguyên nhân thì nên chủ động thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp để được tư vấn.