14 loại bệnh tâm thần thường gặp và cách điều trị hiệu quả

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 02/08/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Bệnh tâm thần rất phổ biến trong cộng đồng. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần lúc nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, do nhận thức hoặc định kiến sai lầm mà nhiều người mất đi cơ hội được thăm khám và điều trị kịp thời.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh tâm thần thường gặp
Trầm cảm là một bệnh tâm thần thường gặp - Ảnh: Pixabay

Khi nói đến bệnh “Tâm thần” mọi người thường hình dung đến hình ảnh những người xấu xí, bẩn thỉu, quái dị, hành động kỳ quặc, kêu la, cởi bỏ quần áo, tính khí bất thường, có hành vi không giống ai… 

Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chính những định kiến sai lầm khiến nhiều người hiểu sai về bệnh “Tâm thần”, làm người bệnh mất đi cơ hội được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.  

Theo thống kê gần đây của Viện sức khoẻ tâm thần Quốc Gia thì tỷ lệ người Việt Nam có khả năng mắc bệnh tâm thần một lần trong đời là 15 - 20% dân số. 

Bệnh tâm thần rất phổ biến trong cộng đồng. Trầm cảm chiếm tới 6% dân số, các rối loạn lo âu hơn 10%, tâm thần phân liệt 1%, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm 1%, nghiện rượu, ma túy, game online đang gia tăng mạnh mẽ ..

Với những trao đổi cùng bác sĩ Trần Thị Hồng Thu Bookingcare gửi tới bạn đọc những thông tin chính xác nhất về những bệnh tâm thần thường gặp. 

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)
TS.BS Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương

Xem thêm Clip: 

Bệnh tâm thần không trừ một ai

  • Thời lượng: 03 phút 10 giây
  • Thực hiện: Đài TH VTC1

Những ảnh hưởng tâm thần “thời COVID-19”

Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103) tựu chung có hai cách chính tác động tới sức khỏe tâm thần do đại dịch COVID-19, đó là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Ảnh hưởng trực tiếp

Dich COVID-19 tác động đến người ở vùng dịch, người bị cách ly và toàn xã hội theo các mức độ khác nhau, trên nguyên tắc ai càng “gần” virus hơn thì người đó càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tác động gián tiếp

Rối loạn tâm thần do COVID-19 rất đa dạng và phong phú, hay gặp nhất là trầm cảm và lo âu lan tỏa.

Các hậu quả do đại dịch gây ra như bị nghỉ việc, mất thu nhập, đóng cửa hàng, cấm đi lại, kinh tế suy thoái... dẫn đến các căng thẳng vượt quá mức chịu đựng của người bình thường.

Các ảnh hưởng dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có thể mạnh mẽ, thậm chí dẫn đến các rối loạn tâm thần.

Trầm cảm

Bệnh nhân trầm cảm mất hết các hứng thú và sở thích của mình, nét mặt luôn âu sầu hoặc cau có, luôn than phiền mệt mỏi, mất năng lượng.

Người trầm cảm ăn mất ngon, sút cân, ngủ rất ít, hay buồn vô cớ, chán nản, bi quan về đại dịch COVID-19 nói chung, về số phận của mình nói riêng.

Bệnh nhân hay lo lắng về những việc không đâu, hoạt động chậm chạp hẳn, rất khó quyết định cả với những việc rất đơn giản. Có nhiều bệnh nhân sẽ có những ý nghĩ tiêu cực như cho rằng tình trạng sức khỏe của mình xấu thế thì sẽ chết mất.

Tệ hơn, bệnh nhân còn mong muốn mình chết đi cho nhẹ nợ hoặc có hành vi tự sát.

Lo âu lan tỏa

Bệnh nhân lo lắng quá mức, không thể kiểm soát. Bệnh nhân lo lắng về bất cứ chủ đề gì như bao giờ đại dịch đi qua, bao nhiêu người đã lây nhiễm, số người chết... Bệnh nhân biết các lo lắng đó là vô lý và quá mức nhưng không sao kiểm soát được.

Bệnh nhân lo lắng suốt cả ngày, từ lúc thức dậy cho đến khi ngủ. Tình trạng lo lắng căng thẳng của bệnh nhân sẽ nhanh chóng ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

Ngoài ra, trong đại dịch Covid-19 này, nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác cũng tăng lên do những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp như căng thẳng -stress, mất ngủ - rối loạn giấc ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, rối loạn nhịp thức - ngủ...

Ngoài những rối loạn tâm thần thời Covid-19 nói trên thì trên thực tế, theo bảng phân loại bệnh quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi do Tổ chức y tế thế giới, hiện nay có hơn 300 các loại rối loạn thâm thần. 

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bệnh tâm thần là gì theo tổng hợp từ các nguồn tin cậy nhé.

1. Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm...

Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện.

Vấn đề sức khỏe tâm thần được gọi là bệnh tâm thần khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường xuyên gây căng thẳng, ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày.

Bệnh tâm thần do rối loạn chức năng của não - Ảnh minh họa: Pixabay

Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng bệnh tâm thần có thể được điều trị hiệu quả bằng sự kết hợp của thuốc và tư vấn tâm lý.

Các triệu chứng tâm thần

Triệu chứng bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Tuy nhiên, các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần có thể xuất hiện dưới dạng bệnh lý về thể chất.

  • Bất thường suy nghĩ, hành vi và cảm xúc
  • Cảm thấy buồn
  • Nhầm lẫn tư duy
  • Quá sợ hãi hoặc lo lắng
  • Xa lánh bạn bè và các hoạt động
  • Vấn đề ngủ
  • Tách rời khỏi thực tại (ảo tưởng) hoặc ảo giác
  • Không có khả năng đối phó với vấn đề hàng ngày hoặc căng thẳng
  • Rượu hoặc lạm dụng ma túy
  • Thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống
  • Tình dục thay đổi
  • Quá tức giận, thù địch hoặc bạo lực
  • Suy nghĩ tự sát

Dấu hiệu thể chất của bệnh tâm thần có thể bao gồm

  • Mệt mỏi
  • Đau lưng
  • Đau ngực
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Khô miệng
  • Nhức đầu
  • Ra mồ hôi
  • Tăng hoặc giảm cân
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt

Một số nguyên nhân thường gặp của bệnh tâm thần

  • Nguyên nhân thực thể
  • Do tổn thương trực tiếp tại não: Viêm não, viêm màng não,...
  • Nhiễm độc thần kinh do thuốc ngủ, do rượu
  • Chấn thương sọ não
  • Những bệnh ở não:U não, tai biến mạch máu não, áp xe não,...
  • Những bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của não: cường giáp, nhược giáp, suy thận mãn tính,...
  • Nguyên nhân tâm lý: Áp lực công việc, học tập,...
  • Cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý
  • Bệnh tâm thần nội sinh không rõ nguyên nhân 

Các loại bệnh tâm thần thường gặp

1. Tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là một trong những loại bệnh tâm thần nặng, tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.

Bệnh tâm thần phân liệt có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần, nếu bệnh kéo dài không thuyên giảm có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân.

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt bao gồm.

  • Hoang tưởng
  • Ảo thanh
  • Rối loạn khả năng suy nghĩ
  • Giảm sự biểu lộ tình cảm và cách ly xã hội

2. Rối loạn trầm cảm

Người mắc trầm cảm thường có những nỗi buồn sâu sắc và họ không thể tự vượt qua .
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, xuất hiện với nhiều triệu chứng hay gặp nhất đó là buồn bã một cách sâu sắc.

Một số triệu chứng khác bao gồm.

  • Sụt cân
  • Mất ngủ
  • Dễ tức giận
  • Khó khăn khi suy nghĩ
  • Mất tập trung
  • Cảm thấy tội lỗi, vô giá trị

Người mắc chứng trầm cảm luôn cảm thấy mất hy vọng, mệt mỏi, không có gì khiến bệnh nhân hứng thú và thường suy nghĩ đến cái chết.

3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn mà cảm xúc của người bệnh thường thay đổi tâm trạng từ trầm buồn sang hưng phấn hoặc ngược lại.

Cũng có những lúc khí sắc bệnh nhân bình thường. Những triệu chứng trong giai đoạn trầm cảm giống với chứng rối loạn trầm cảm.

Đối với giai đoạn hưng phấn, người bệnh thường vui vẻ quá mức, cảm giác mình là nhất, tăng hoạt động và hoang tưởng tự cao.

Những hành vi nguy cơ cao như tiêu tiền hoang phí, lái xe không cẩn thận,... không kiểm soát được những hành động, nhịp độ suy nghĩ hoặc nói chuyện và dễ lên cơn giận dữ bất ngờ.

4. Chứng chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần là một loại rối loạn tâm thần được thể hiện dưới dạng rối loạn ăn uống

Chán ăn tâm thần là một loại rối loạn tâm thần được thể hiện dưới dạng rối loạn ăn uống.

Bệnh có đặc điểm là bệnh nhân từ chối duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường tối thiểu, rất sợ tăng cân và có nhận thức sai lầm về trọng lượng hay hình dáng cơ thể bản thân.

Chứng chán ăn tâm thần thường xảy ra ở nữ giới với tỷ lệ gấp 10-20 lần so với nam giới.

5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một loại rối loạn lo âu có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng chủ yếu bắt đầu trong thời kỳ thơ ấu. Bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gia đình, xã hội và công việc hay vấn đề học tập của người bệnh.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có triệu chứng ám ảnh hoặc xung động, một số trường hợp có thể bị cả hai triệu chứng cùng lúc.

Ám ảnh:

Là các ý nghĩ xuất hiện ngoài ý muốn, lặp đi lặp lại và xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ của bệnh nhân. Điều này khiến cho họ luôn cảm thấy lo âu hoặc bực bội.

Xung động:

Là nhu cầu thúc giục cần phải làm một điều gì đó, thường nhằm mục đích giảm sự lo âu do ám ảnh gây ra. Hành vi xung động thường có tính chất lặp lại nhiều lần, luôn tuân theo một thứ tự nào đó và thường là hành vi có ý thức.

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hiểu rất rõ những lo lắng, ám ảnh của mình là vô lý những không thể làm khác đi được

6. Rối loạn ám sợ

Rối loạn ám sợ là toàn bộ các phản ứng tâm lý và cơ thể do một đối tượng hay hoàn cảnh gây sợ gây ra.

Đối tượng gây sợ có thể là một con vật cụ thể như rắn, nhện, côn trùng,... hoặc là một hoàn cảnh xã hội như khi phải nói chuyện trước đám đông, khi trong thang máy, khi đi trên máy bay hoặc trong xe bus,...

Rối loạn ám sợ làm cho bệnh nhân sợ hãi và tránh những công việc có thể gây ra phản ứng sợ hãi, dẫn tới hậu quả làm giảm hiệu suất trong công việc và các mối quan hệ xã hội.

Những đặc điểm của chứng rối loạn ám sợ bao gồm:

  • Cảm thấy một nỗi sợ hãi xảy ra bất ngờ
  • Sợ khi đang ở trong một tình huống không gây hại.
  • Phản ứng sợ hãi xuất hiện đều là tự động và không thể kiểm soát được. Bệnh nhân hoàn toàn nhận thức rằng nỗi sợ hãi này là quá mức và vô lý.

Ngoài ra, các phản ứng cơ thể sẽ xuất hiện kèm theo như:

  • Nhịp tim nhanh
  • Thở hụt hơi hoặc cảm giác nghẹt thở
  • Run rẩy
  • Toát mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác khó chịu trong bụng
  • Chóng mặt

7. Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa có đặc điểm là bệnh nhân luôn cảm thấy lo âu và căng thẳng quá mức hoặc không thực tế về những vấn đề trong cuộc sống.

Bệnh nhân luôn cảm thấy lo sợ như: sợ hết tiền, sợ mình hoặc người thân sắp bị bệnh, bị tai nạn hay gặp chuyện không may.

Ngoài ra bệnh nhân thường có cảm giác căng thẳng, bồn chồn, bất an, run, nhức đầu, dễ mệt mỏi, khó tập trung chú ý, khó ngủ,...

Đa số bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa thường kết hợp với những rối loạn tâm thần khác. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 2 lần. Thường chỉ có 1/3 trường hợp đi khám chuyên khoa tâm thần, số còn lại điều trị ở các bác sĩ đa khoa, tim mạch,...

8. Rối loạn tâm thần do rượu hoặc ma túy

Rối loạn tâm thần do rượu, ma túy là hậu quả của lạm dụng rượu và các chất gây nghiện. 

Rối loạn tâm thần do rượu, ma túy là hậu quả của lạm dụng rượu và các chất gây nghiện.

Hiện nay, vấn đề này đang ngày càng nổi bật và khó giải quyết. Những người lạm dụng rượu, ma túy hay các chất gây nghiện khác thường không kiểm soát được hành vi, và họ sẽ cần dùng liên tục mỗi ngày với liều lượng ngày càng cao.

Nếu không sử dụng thì những bệnh nhân này thường không thể làm việc bình thường, kèm theo đó là xuất hiện những triệu chứng khác như:

  • Do rượu: Mạch nhanh, đổ mồ hôi, run tay, kích động, lo âu và co giật,...
  • Do ma túy: Nôn, chảy nước mắt, nước mũi, dựng lông, đau nhức bắp thịt, toát mồ hôi, tiêu chảy, ngáp, giãn đồng tử,...

Khi cho họ sử dụng trở lại rượu hay các chất gây nghiện thì những triệu chứng này sẽ biến mất.

Khi thời gian sử dụng lâu, họ có thể mắc thêm nhiều loại rối loạn tâm thần khác như:

  • Sa sút tâm thần
  • Rối loạn trí nhớ
  • Loạn thần
  • Rối loạn khí sắc
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ

9. Chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là một tình trạng bệnh lý với đặc điểm là khả năng trí tuệ chung của bệnh nhân thấp hơn mức bình thường một cách rõ rệt.

Cùng với đó là giảm khả năng thích nghi như khả năng tự lập, khả năng thực hiện các trách nhiệm của xã hội tương ứng với độ tuổi.

Chậm phát triển trí tuệ khởi phát bệnh trước tuổi 18. Nguyên nhân dẫn tới chậm phát triển trí tuệ rất đa dạng như di truyền, mẹ bị nhiễm trùng hoặc suy dinh dưỡng khi mang thai, sinh non, sinh hút hoặc trẻ bị ngạt lúc sinh, viêm màng não, viêm não, hay sốt cao co giật nhiều lần khi trẻ còn bé...

Khả năng trí tuệ chung được xác định bằng các thang đo lường trí tuệ, kết quả là thương số thông minh (IQ) có giá trị trung bình là 100. Nếu kết quả cho ra chỉ số IQ nhỏ hơn 70 thì có thể được xem như chậm phát triển trí tuệ.

Chậm phát triển trí tuệ được chia ra thành 4 mức độ:

  • Nhẹ: IQ từ 50 – 69, chiếm 85% các trường hợp
  • Trung bình: IQ từ 35 – 49, chiếm 10% các trường hợp
  • Nặng: IQ từ 20 – 34, chiếm 3 - 4% các trường hợp
  • Nghiêm trọng: IQ thấp hơn 20, chiếm 1 -2% các trường hợp.

10. Rối loạn phân ly

Rối loạn phân ly trước đây còn được gọi là rối loạn đa nhân cách. Những người mắc rối loạn phân ly sẽ bị rối loạn nghiêm trọng hoặc thay đổi về trí nhớ, ý thức, nhận thức chung về bản thân và môi trường xung quanh.

Những rối loạn này thương liên quan đến căng thẳng quá mức, có thể là kết quả của sự kiện chấn thương, tai nạn hay thảm họa.

11. Rối loạn tâm trạng

Rối loạn tâm trạng còn được gọi là rối loạn cảm xúc, liên quan đến cảm giác buồn bã kéo dài hoặc những giai đoạn cảm thấy hạnh phúc quá mức hoặc dao động từ hạnh phúc tột độ đến buồn bã cùng cực. Các rối loạn tâm trạng phổ biến nhất là trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn cyclothymic.

12. Rối loạn kiểm soát bốc đồng và nghiện

Những người bị rối loạn kiểm soát bốc đồng không thể chống lại được và thường thực hiện các hành vi có hại cho bản thân hoặc người khác. Chứng cuồng phong, thói ăn cắp vặt, và đánh bài bạc là những ví dụ về chứng rối loạn kiểm soát sự bốc đồng.

Rượu và ma tuý là nguy cơ phổ biến của nghiện. Thông thường, những người mắc chứng rối loạn này trở nên gắn bó với các đối tượng nghiện ngập đến mức họ có thể bỏ qua trách nhiệm và các mối quan hệ khác.

13. Rối loạn nhân cách

Những người rối loạn nhân cách có đặc điểm tính cách cực đoan và không linh hoạt, thường gây khó chịu cho chính bản thân hoặc gây ra các vấn đề trong công việc cũng như những mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, lối suy nghĩ và hành vi của người mắc bệnh này thường có hành vi khác biệt so với kỳ vọng của xã hội và cứng nhắc khi tham gia vào các hoạt động bình thường. Ví dụ như rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách hoang tưởng.

14. Rối loạn Tic

Những người bị rối loạn Tic tạo ra âm thanh hoặc hiển thị qua các chuyển động cơ thể không có mục đích và thường được lặp đi lặp lại nhanh chóng, đột ngột và không thể kiểm soát. Hội chứng Tourette là một ví dụ về rối loạn Tic.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn TIC là một bệnh lý giao thoa giữa thần kinh và tâm thần, thường gặp ở độ tuổi từ 2 đến 21 tuổi và kéo dài suốt đời.

TIC không phải là bệnh thoái hóa dần và người bệnh có thể sống thọ bình thường. Tỷ lệ mắc ở bé trai nhiều hơn ở bé gái. Theo thống kê, cứ 100 trẻ em trai sẽ có 1 trường hợp mắc rối loạn TIC, và 300 trẻ em gái cũng sẽ có 1 trường hợp.

Xem thêm Clip:

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần nhưng không biết
  • Thời lượng: 3 phút 30 giây
  • Thực hiện: Truyền hình VTC14

Khám và điều trị bệnh tâm thần ở đâu tốt

Những định kiến sai lầm của xã hội về bệnh tâm thần còn rất nặng nề. Bên cạnh đó, công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng hiểu biết về sức khỏe tâm thần chưa hiệu quả như mong đợi. 

Chính vì vậy, nhiều người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng không biết, hoặc người bệnh có thể nhận thức được về vấn đề sức khỏe tâm thần mình gặp phải.

Tuy nhiên, thông thường họ trì hoãn việc đi khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần mà lựa chọn đi khám với bác sĩ về thể chất ở chuyên khoa khác như thần kinh, tim mạch, nội khoa...

Trên thực tế, vì định kiến cá nhân cũng như định kiến xã hội, nhiều người lảng tránh, không muốn đối diện với thực tế về sức khỏe tâm thần mà mình gặp phải.

Thông qua nội dung bài viết này, chúng ta hiểu rằng, bệnh tâm thần là rất phổ biến trong cộng đồng xã hội. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể sẽ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cuộc đời. 

Người bệnh tâm thần cũng giống như các bệnh khác, không đáng bị kỳ thị mà cần được chăm sóc, hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Người bệnh tâm thần không phải lúc nào cũng kỳ quặc hay quái dị như chúng ta nhìn thấy trên phim ảnh, truyền thông.

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần bạn có thể lựa chọn đặt khám và đi khám với các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được khám và điều trị kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, với những vấn đề tâm bệnh ở giai đoạn đầu, bạn có thể tham vấn, trị liệu với chuyên gia tâm lý. Không nên chịu đựng hoặc trì hoãn đi khám vì có thể gây nên các hệ quả khác nặng nề hơn.

Ngay trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra, nhằm mang đến sự tiện ích, nhanh chóng mà hiệu quả cho bệnh nhân nói chung và người gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nói riêng, BookingCare ra mắt dịch vụ bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video.

Bệnh nhân ở tại nhà, gặp bác sĩ từ xa qua Video trực tuyến và không lo bị kỳ thị, định kiến khi đi khám với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần.

Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám và điều trị bệnh tâm thần. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ sức khỏe tâm thần (trầm cảm, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc...) khám và tư vấn các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần từ xa qua Video mà không cần phải đến bệnh viện.

Tài liệu tham khảo
1. TS Trần Thị Hồng Thu - https://www.maihuong.gov.vn/vi/cac-roi-loan-tam-than/benh-tam-than-la-gi.html
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tim-hieu-thong-tin-cac-loai-benh-tam-thuong-gap/?link_type=related_posts
3. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cac-loai-benh-tam-thuong-gap/?link_type=related_posts
4. https://suckhoedoisong.vn/nhung-anh-huong-tam-than-thoi-covid-19-n175351.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/