6 bệnh Tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay

Tác giả: Thạc sĩ, Bác sĩ Hứa Thúy Vi
Thạc sĩ, Bác sĩ Hứa Thúy Vi
Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Nội An Phước Hơn 15 năm công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115
- Xuất bản: 02/10/2017 - Cập nhật lần cuối: 01/11/2024

Hệ tiêu hóa là nơi dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến ung thư, nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể. Dưới đây là những bệnh tiêu hóa thường gặp trong cộng đồng.

Những bệnh tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay
Những bệnh tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay, khám chữa bệnh tiêu hóa ở đâu - Ảnh: Bookingcare

Bệnh tiêu hóa là nhóm bệnh phổ biến hay gặp trong cộng đồng người dân ở nước ta. Theo các chuyên gia tiêu hóa, hệ tiêu hóa là nơi dễ bị tổn thương dẫn đến gây bệnh. 

Bên cạnh đó, cần phải nói đến thói quen ăn uống, thực trạng vệ sinh, an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học đã ảnh hưởng đến sự gia tăng nhanh chóng các bệnh về tiêu hóa. Cùng BookingCare tìm hiểu 6 bệnh tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay, đồng thời giới thiệu những địa chỉ khám tiêu hóa uy tín tại cả Hà Nội và TPHCM.

Bài viết được tư vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi ThS.BS Hứa Thúy Vi:

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ HỨA THÚY VI:

  • Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Nội An Phước
  • Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật - Nội soi tiêu hóa
  • Hơn 10 năm công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115

Nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa

Theo các giáo sư đầu ngành về tiêu hóa của Việt Nam, hệ tiêu hóa là nơi dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến ung thư, nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh về tiêu hóa bao gồm

  • Nhiễm trùng: Một số bệnh tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm gây nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa, ví dụ như viêm ruột, viêm loét dạ dày-tá tràng.

  • Lây truyền qua thực phẩm và nước uống: Các bệnh vi khuẩn, như salmonella, E. coli và Campylobacter, có thể lây truyền qua thực phẩm và nước uống ô nhiễm.

  • Sai phạm vệ sinh cá nhân: Không rửa tay đúng cách sau khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng tiêu hóa.

  • Tiếp xúc với chất độc: Một số chất độc như thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa và các chất hóa học khác có thể gây kích ứng hoặc viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa.

  • Dinh dưỡng không cân đối: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường và muối có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như táo bón, viêm ruột và bệnh trào ngược dạ dày.

  • Di truyền và yếu tố nguyên nhân khác: Một số bệnh tiêu hóa có thể có yếu tố di truyền, như bệnh Crohn và viêm đại tràng.

  •  Các yếu tố liên quan đến stress, thói quen thức khuya, ăn uống thất thường, ăn nhiều chất béo, ít vận động, thiếu ngủ… tác động rất nhiều đến một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư hệ tiêu hóa (dạ dày, đại tràng).

Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn - Ảnh: Canva

6 bệnh tiêu hóa thường gặp hiện nay

Trong số rất nhiều bệnh, nhóm bệnh, triệu chứng bệnh lý tiêu hóa (dạ dày, đại trực tràng, gan mật...) thì sau đây là 6 bệnh tiêu hóa hay gặp nhất trong cộng đồng.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày gây đau đớn cho người bệnh. Đau nóng rát là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc trưng của cơn đau:

  • Cảm thấy bất cứ nơi nào từ rốn đến xương ức.
  • Từ vài phút đến vài giờ.
  • Đau hơn khi dạ dày trống rỗng.
  • Đau giảm bằng cách ăn các loại thực phẩm nào đó đệm acid dạ dày hoặc bằng cách dùng thuốc giảm acid.
  • Biến mất và sau đó trở lại trong một vài ngày hoặc vài tuần.

Nguyên nhân của hầu hết các vết loét là vi khuẩn H. pylori (HP). Vi khuẩn HP sống và nhân lên trong lớp niêm mạc bao phủ và bảo vệ các mô đường dạ dày và ruột non. Đôi khi nó có thể phá vỡ các lớp niêm mạc và viêm niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, tạo ra loét.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng nhiều rượu, bia
  • Căng thẳng, stress...
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng - Ảnh: binhdanhospital.vn

2. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một cụm từ dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy cấp...

Rối loạn tiêu hóa thường liên quan đến chế độ ăn uống, nguyên nhân khởi đầu có thể là ăn phải thức ăn ôi thiu, uống sữa quá hạn sử dụng, ăn rau sống gây đau bụng, đi lỏng, nếu thức ăn bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì rất nguy hiểm.

Nhưng có thể là nguyên nhân thứ phát (làm khơi dậy một bệnh nào đó tái phát, ví dụ, ăn chua cay làm cơn đau dạ dày hoặc viêm đại tràng mạn tính tái phát…).

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. Triệu chứng đặc hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Xuất hiện tình trạng ợ chua cảm thấy có dung dịch chảy từ dưới lên.
  • Ợ nóng: cảm thấy nóng rát ở ngực do axit trào lên làm bỏng rát thực quản.
  • Chất trào ngược có thể trào lên đến họng gây viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng, gây hen phế quản, khó thở.
  • Sau 1 khoảng thời gian sẽ gây viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản dẫn đến khó khăn khi nuốt.
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản 
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh: Internet

4. Bệnh viêm đại tràng 

Viêm đại tràng là khi bề mặt niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể sẽ dẫn đến viêm đại tràng. Chứng bệnh này có đặc trưng là rất dễ tái phát và trở nên mãn tính, vì vậy việc điều trị được dứt điểm là điều rất khó khăn.

Là tình trạng do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng.

5. Bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên lại hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống do những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, thói quen hay ngồi xổm, đặc biệt là dân văn phòng, phụ nữ sau sinh, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều…..

Theo các chuyên gia, táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ gây giãn các tĩnh mạch vùng trực tràng quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ: như ít ăn rau, ít ăn các loại củ quả, uống không đủ nước, cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ do táo bón, khiến bệnh khó chữa trị hơn và có thể tái phát sau khi đã điều trị.

Những người trên 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn. Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ là những người ngồi nhiều, ít vận động; phụ nữ sau sinh…

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lành tính nhưng gây đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt - Ảnh: Internet

6. Sỏi mật

Sỏi mật là bệnh hay gặp ở người từ tuổi 40 trở lên, túi mật đã bắt đầu có dấu hiệu “già”, teo đi chứa được ít mật. Các cơ ở vách túi mật kém sức co bóp, đẩy không hết mật xuống ruột. Ngoài ra gan cũng kém sản xuất mật, lượng mật còn sót lại dễ tạo sỏi.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật có thể kể đến như:

  • Đau ở vùng bên phải trên cơ thể, thường kéo dài và có thể lan ra vai và lưng.
  • Cảm giác khó chịu hoặc đau nhức sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cảm giác đầy bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới phần sườn phải.

Có thể nói bệnh ở túi mật và đường dẫn mật (viêm, sỏi) ở người già có tỷ lệ rất cao so với người trẻ. 

Khám bệnh về Tiêu hóa ở đâu?

Theo dõi là điều trị dứt điểm các bệnh về tiêu hóa là một phần quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định, tránh những bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.

Dưới đây là một số địa chỉ khám Tiêu hóa tại Hà Nội và TPHCM để bạn đọc dễ dàng tham khảo khi có nhu cầu:

Khám bệnh Tiêu hóa ở Hà Nội

Ở Hà Nội, bạn có thể khám và điều trị các vấn đề tiêu hóa tại:

1. Bệnh viện Hưng Việt

Bạn đọc có thể tin tưởng thăm khám tiêu hóa tại Bệnh viện Hưng Việt bởi những thế mạnh về đội ngũ bác sĩ cũng như trang thiết bị, máy móc. Với chuyên môn sâu về ung bướu, những bạn đọc nghi ngờ tình trạng tiêu hóa của mình gắn với các bệnh ung thư thì có thể ưu tiên thăm khám tại đây.

Nổi bật nhất trong đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Hưng Việt là GS.TS Hà Văn Quyết:

  • Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vưc tiếu hóa với trên 35 năm kinh nghiệm 
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức
  • Chuyên ngành Ngoại – Phẫu thuật, Nội soi Tiêu hóa, Ổ bụng & các bệnh lý hậu môn, trực tràng.

Hướng dẫn đi khám tiêu hóa Bệnh viện Hưng Việt:

  • Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian khám: Cả tuần (07h00 - 12h00; 13h30 - 17h00)
  • Nếu muốn thăm khám tiêu hóa trực tiếp với GS.TS Hà Văn Quyết cần đặt khám trước vì có rất đông bệnh nhân muốn thăm khám với bác sĩ
  • Ngoài khám tiêu hóa thông thường, Bệnh viện còn có nhiều gói tầm soát ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, trực tràng,... bạn đọc có nhu cầu rà soát sức khỏe hệ tiêu hóa có thể tham khảo.

2. Phòng khám Vietlife MRI Trần Bình Trọng

Vietlife MRI Trần Bình Trọng được biết đến là phòng khám tư nhân uy tín trên địa bàn Hà Nội, cung cấp đa dạng các chuyên khoa trong đó nổi bật là chuyên khoa tiêu hóa. 

Thăm khám chính tại chuyên khoa Tiêu hóa là BS CKII Lê Thị Tuyết Anh:

  • Từng công tác tại chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai
  • Chuyên gia về nội soi tiêu hóa (nội soi thực quản - dạ dày - đại tràng)

Phục vụ cho hoạt động khám tiêu hóa ngoài hệ thống chụp chiếu X -quang, xét nghiệm còn có hệ thống thiết bị nội soi tiêu hóa hiện đại Hãng OLYMPUS - Nhật Bản và Máy Cộng hưởng từ ESSENZA 1.5 Tesla cho những trương hợp cần thiết.

Phòng khám Vietlife MRI Trần Bình Trọng
Phòng khám Vietlife MRI Trần Bình Trọng được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến - Ảnh: Google Review

Hướng dẫn đi khám tiêu hóa Phòng khám Vietlife MRI Trần Bình Trọng:

  • Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Thời gian khám: Cả tuần (7h30 – 12h00; 13h30 – 16h30),  riêng Chủ nhật chỉ làm buổi sáng từ 8h00
  • Phòng khám Vietlife có thế mạnh về dịch vụ và trang thiết bị, bạn đọc muốn nội soi dạ dày, đại tràng,... nhanh chóng thì có thể cân nhắc địa chỉ này
  • BS CKII Lê Tuyết Anh hiện thăm khám cho bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên

3. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh

Bệnh viện Hồng Ngọc là cơ sở y tế đã khẳng định được uy tín của mình với quá trình hoạt động lâu dài. Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Mình là cơ sở đi vào hoạt động chưa lâu nhưng được rất được chú trọng vào máy móc, bác sĩ và dịch vụ thăm khám. 

Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc bao gồm phòng nội soi, phòng phẫu thuật hiện đại, máy nội soi dải tần hẹp Olympus CV 190, ứng dụng “bác sĩ robot” RP-Lite trong thăm khám, chẩn đoán và hội chẩn từ xa…

Bên cạnh đó, điểm nổi bật nữa của Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh là PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hùng:

  • Hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa
  • Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng - Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Giảng viên kiêm nhiệm Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội

Hướng dẫn đi khám tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc:

  • Địa chỉ: số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Thời gian khám: Cả tuần (7h30 - 17h00)
  • Lịch khám của PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng thường rơi vào thứ 2,3,5,6. Bạn đọc muốn thăm khám với bác sĩ có thể đặt lịch trước để chắc chắn hơn.
  • Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh có thế mạnh về không gian, dịch vụ, cơ sở vật chất, bạn đọc ưu tiên khía cạnh này có thể thăm khám tiêu hóa tại đây.

Khám bệnh Tiêu hóa ở TPHCM

Ở TPHCM, bạn có thể khám tiêu hóa tại:

1. Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc nhờ sự kết hợp chuyên môn với Bệnh viện Đại học y dược TPHCM. Chuyên khoa Tiêu hóa là thế mạnh của phòng khám, đã tiếp nhận khám, chữa tư vấn hiệu quả cho rất nhiều lượt bệnh nhân.

Khoa Nội Tiêu hóa – Gan Mật tại đây tiếp nhận các trường hợp khám ngoại trú, chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, đau thượng vị, hội chứng ruột đại tràng kích thích,... 

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược có hệ thống nội soi tiêu hóa Olympus hiện đại, máy siêu âm, phòng xét nghiệm H.P qua hơi thở…, hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán chuyên nghiệp, chính xác.

Phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa trên 30 năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM như:

Bên ngoài Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 - Ảnh: Google Review

Hướng dẫn đi khám tiêu hóa Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1:

  • Địa chỉ: 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TPHCM
  • Thời gian khám: Thứ 2 - thứ 6 (7h30 - 16h30); Thứ 7 (7h30 - 12h00)
  • Khi đi khám tiêu hóa thường sẽ cần thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu, nội soi nên nên tới vào buổi sáng. Tuy nhiên vào buổi sáng, phòng khám thường khá đông đúc thế nên bạn đọc nên đến khám vào đầu giờ chiều và đặt trước lịch khám qua BookingCare.
  • Địa chỉ của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 và Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM là hoàn toàn khác nhau.

2. Phòng khám chuyên khoa Nội An Phước

Phòng khám Nội An Phước chuyên thăm khám tiêu hóa, nội soi tiêu hóa và các bệnh lý gan - mật. Phòng khám có sự đóng góp của các Bác sĩ chuyên khoa sâu làm việc tại các bệnh viện lớn trong thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Đại Học Y Dược Hồ Chí Minh,... Tiêu biểu nhất là ThS.BS Hứa Thúy Vi:

  • Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Nội An Phước
  • Hơn 10 năm công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115

Tuy thiết bị chưa quá hiện đại, nhưng phòng khám đảm bảo đầy đủ các dịch vụ thăm khám tiêu hóa cơ bản với hệ thống chụp X-quang, máy nội soi với các hình thức nội soi gây mê/ không mê,... thế nên bạn đọc vẫn có thể an tâm thăm khám.

Hướng dẫn đi khám tiêu hóa Phòng khám chuyên khoa Nội An Phước:

  • Địa chỉ: 391/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
  • Thời gian khám: Thứ 2 - Thứ 7 (7h00 - 19h00); Chủ Nhật (7h00 - 12h00)
  • Ngoài thăm khám trực tiếp, phòng khám có khám, tư vấn online từ xa với bệnh nhân.
  • Chi phí thăm khám tại Phòng khám Nội An Phước được đánh giá là hợp lý, phí khám ban đầu là 150.000đ, còn nội soi tiêu hóa thì dao động trong khoảng 650.000đ - 2.300.000đ.

3. Bệnh viện Quốc tế City

Bệnh viện Quốc tế City nằm ở của ngõ phía Tây TPHCM, là địa chỉ khám tiêu hóa đáng tin cậy cho người dân khu vực lân cân và từ miền Tây lên thăm khám. 

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản với nhiều chứng chỉ chuyên ngành. Bạn đọc có thể thăm khám với với BS CKII Lê Kim Sang (hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa) hoặc BS CKI Nguyễn Bảo Xuân Thanh (hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật Tiêu hóa).

Với riêng nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Quốc tế City được trang bị đồng bộ hệ thống nội soi ống mềm của hãng Olympus – Nhật bản. Nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI giúp sàng lọc và chẩn đoán ung thư ống tiêu hóa ở giai đoạn sớm.

Bệnh viện Quốc tế City
Bệnh viện Quốc tế City có quy mô lớn, hiện đại - Ảnh: cih.com.vn

Hướng dẫn đi khám tiêu hóa Bệnh viện Quốc tế City:

  • Địa chỉ: 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TPHCM
  • Thời gian khám: Thứ 2 - Thứ 6 (07h30 - 11h30; 13h00 - 16h30); Thứ 7 (07h30 - 11h30)
  • Do là Bệnh viện Quốc tế nên chi phí tại đây có phần nhỉnh hơn, tuy nhiên bù lại trang thiết bị và không gian thăm khám được đánh giá cao. Tùy vào nhu cầu cá nhân mà bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Như vậy, trên đây là thông tin về những bệnh tiêu hóa thường gặp hiện nay và những địa chỉ khám tiêu hóa đáng tin cậy trên địa bàn Hà Nội và cả TPHCM để bạn đọc gặp vấn đề tiện tham khảo.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/mot-so-benh-ly-duong-tieu-hoa-thuong-gap-n123205.html
2. http://www.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/638273/gia-tang-cac-benh-ve-tieu-hoa-dau-la-nguyen-nhan
3. http://benhvien108.vn/tinbai/2513/Viem-loet-da-day-Benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/